“Đại chiến” Vinasun - Grab: “Vinasun nên nhìn lại mình”
“Đại chiến” Vinasun - Grab: Vinasun chưa cung cấp đủ chứng cứ khởi kiện / 'Đại chiến' Vinasun-Grab: Bác yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của Grab
Grab:“Vinasun nên nhìn lại mình”
Trong phần tranh luận, ông Jerry Lim - đại diện Grab cho rằng, trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, điều mà hãng Grab hướng đến là nền công nghệ 4.0. Khách hàng chọn lựa doanh nghiệp Grab vì chất lượng dịch vụ. Ngoài ra phía Grab cho rằng nguyên nhân gây ra vụ kiện này là do Vinasun không làm tốt những điều để có thể cạnh tranh với Grab.
Ông Jerry Lim (ảnh phải) - đại diện Grab cho rằng, Vinasun nên nhìn lại mình trong cách mạng công nghệ 4.0 (Ảnh: ĐL).
"Vinasun kiện chúng tôi vi phạm Đề án 24 (Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải - PV) nhưng chính họ có bao giờ nhìn lại cũng vi phạm Đề án 24. Vinasun nên nhìn lại bản thân mình, nhìn mặt tích cực ở bên ngoài để có thể đóng góp nhiều hơn trong cách mạng công nghệ 4.0", vị đại diện Grab nói.
Ông Jerry Lim cho biết, Grab luôn cố gắng làm tốt và hiệu quả nhất để phục vụ hàng triệu người Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội làm ăn cho người Việt Nam, tạo ra tiêu chuẩn sống tốt hơn, kiên định với sứ mệnh của Grab tại Việt Nam để tồn tại.
Lý giải về việc chiếc khấu phần trăm của lái xe Grab liên tục thay đổi, ông Jerry Jim cho rằng, chi phí vận hành ngày càng tăng cao. Trong quá trình hoạt động, phía doanh nghiệp đã cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho tài xế.
"Những thay đổi đó đều căn cứ dựa vào hợp đồng hợp tác kinh doanh và thỏa thuận giữa các bên. Nếu không đồng ý với mức chiết khấu đó thì hợp tác xã có quyền chấm dứt", ông Jim trình bày.
Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử về việc quản lý tài xế, đại diện Grab khẳng định, trong vấn đề này họ không quản lý trực tiếp tài xế, chính hợp tác xã kinh doanh vận tải sẽ làm việc với tài xế.
"Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ kết nối mà còn hỗ trợ vận hành. Hiện nay, phạm vi quản lý rất rộng, bao gồm cả ký kết hợp đổng. Trước thực trạng đó, Grab có quyền thưởng phạt hay chấm dứt làm việc với tài xế", phía Grab nói.
Về tình hình kinh doanh hiện tại, phía Grab cho rằng, họ đã đầu tư vào 8 nước. Một số nước thu được lợi nhuận, một số nước đang tiếp tục đầu tư. Ở Việt Nam, quá trình từ năm 2014-2017, hoạt động của Grab đều thua lỗ.
Vinasun thiệt hại nhiều hơn số tiền 41 tỉ đồng?
Trả lời tại phiên tòa, đại diện Vinasun cho biết, số tiền thiệt hại từ khi Grab hoạt động tại Việt Nam nhiều hơn con số 41tỉ đồng. Để có được những căn cứ đó là dựa vào kết quả kinh doanh thực tế của công ty và báo cáo kiểm toán của công ty.
Đại diện Vinasun cho biết, trên thực tế số tiền thiệt hại còn lớn hơn 41 tỉ đồng (Ảnh: ĐL).
"Trên thực tế số tiền thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Nhưng vì để nhanh chóng ngăn thiệt hại nên chúng tôi quyết định kiện số tiền đó", vị đại diện Vinasun nói.
Đại diện Vinasun cho rằng, trước việc Grab báo lỗ hơn 1.700 tỉ đồng trong 4 năm qua thì việc đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp là vấn đề tòa cần xem xét lại. "Grab cho rằng luôn hướng đến công nghệ 4.0. Tuy nhiên đây chỉ là 1 phần trong nền công nghệ 4.0 đó, việc Grab khẳng định như vậy là điều không thể", vị đại diện Vinasun khẳng định.
Theo đại diện Vinasun, tất cả những chương trình khuyến mãi của Vinasun đều được đăng ký đầy đủ ở các cơ quan chức năng và hoàn toàn đúng pháp luật. Vinasun khẳng định đã tuân thủ Đề án 24, Nghị định 86 của Chính phủ, theo đó các cuốc xe thuê đi công tác, đi xa đều có hợp đồng giấy.
Đại diện Vinasun cho hay, công ty đã sử dụng phần mềm như Grab. Vinasun App cũng tương tự như phần mềm của Grab: Biết trước giá cước, thời gian đến đón, thông tin tài xế, thông báo số lái xe, số điện thoại lái xe, thời gian đến đón…
Tuy nhiên, theo phía Vinasun, đơn vị vẫn tuân thủ đầy đủ Đề án 24, không đánh tráo khái niệm như Grab. Vinasun thừa nhận đã thay đổi môi trường kinh doanh từ tác động của Grab và Uber...
End of content
Không có tin nào tiếp theo