“Vỡ” kế hoạch di dời 20.000 căn nhà ven kênh, rạch
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chống dịch COVID-19 với Nhật Bản / Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ về công tác cán bộ
Di dời nhà ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị là một trong những mục tiêu lớn mà TP.HCM đã nỗ lực thực hiện trong suốt hàng chục năm qua. Nhiều tuyến kênh như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Hàng Bàng đã "thay da đổi thịt", hàng chục nghìn hộ dân đổi đời.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM sẽ cơ bản hoàn tất việc di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven các kênh, rạch, tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ vẫn gần như "giậm chân tại chỗ".
Những căn nhà ven sông lụp xụp, "làm bạn" với nắng mưa, tối tăm cả ngày lẫn đêm lại là nơi cư trú của hàng chục nghìn người dân tại TP.HCM trong suốt nhiều năm qua. Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, thành phố hiện còn hơn 21.800 căn nhà trên và ven kênh rạch. Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố mới chỉ bồi thường và di dời được 1/3 kế hoạch đề ra.
Trong buổi làm việc mới đây giữa UBND và Sở Xây dựng TP.HCM, lãnh đạo thành phố thừa nhận, chương trình di dời toàn bộ 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị đã không đạt được mục tiêu do đa phần nhà này đều là lấn chiếm, chỉ có thể đền bù vật kiến trúc, không thể đền bù đất. Nếu để người dân cầm vài chục triệu đồng để đi nơi khác, họ sẽ lại tìm đến những kênh rạch khác để sống tạm bợ. TP.HCM đã xin cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu nguồn vốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Kỳ tích bệnh nhân hồi tỉnh sau 80 ngày sống thực vật
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình