Tin tức - Sự kiện

"XKLĐ cần hiểu là: Đi làm thuê, về làm chủ"

Gặp gỡ hơn 500 phụ huynh có con em đang làm việc tại Nhật, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan rất vui mừng khi nghe người dân thông tin đã có tiền xây nhà, gửi tiết kiệm… Ông Hoan nói: “Các em đi lao động không chỉ kiếm tiền mà cần trau dồi kỹ năng, kiến thức…".

Công tác trùng tu các đền tháp ở Mỹ Sơn mang lại giá trị gốc của di sản / Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đắk Lắk có sẵn thế mạnh, còn thiếu "quả đấm thép"

Sáng 8/12, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp phối hợp với một số doanh nghiệp XKLĐ đưa bạn trẻ lao động ở Nhật đã tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ hơn 500 phụ huynh có con em đang làm việc tại Nhật Bản.

Ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu.

Tại buổi gặp gỡ này, nhiều phụ huynh đánh giá tốt về công tác xuất khẩu lao động, qua đó tạo ra cơ hội và giúp nhiều con em của tỉnh Đồng Tháp đến Nhật làm việc. Bình quân mỗi em gửi về từ 20 -30 triệu đồng/tháng, từ đó giúp kinh tế gia đình phát triển hơn trước,

Ông Lê Văn Thương – xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, chia sẻ tại buổi gặp mặt lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp vào sáng 8/12
Ông Lê Văn Thương – xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, chia sẻ tại buổi gặp mặt lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp vào sáng 8/12

Ông Lê Văn Thương - xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, phấn khởi, cho biết: “Mặc dù hai cháu đều có bằng y sĩ, trung cấp dược và đang có việc làm nhưng hai cháu vẫn đăng ký sang Nhật làm việc. Ban đầu, tôi không đồng ý nhưng hai con nói với tôi đi Nhật làm việc để học hỏi thêm những cái hay, cái mới, chứ không chỉ kiếm tiền. Nghe con nói thế, tôi đồng ý".

Theo ông Lê Văn Thương, trung bình mỗi tháng hai cháu gửi về trên dưới 40 triệu đồng, tôi tích lũy lại cho chúng nó để khi về nước, chúng nó có vốn làm ăn, không đi làm thuê nữa”.

Bà Bùi Thị Tre - xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, có con trai và con dâu sang Nhật làm hơn 1 năm, chia sẻ: “Vợ chồng chúng nó sinh đứa con rồi nằng nặc đi xuất khẩu lao động. Tôi vay hơn 300 triệu đồng để lo cho chúng nó đi Nhật làm việc. Lúc đầu, tụi nói gọi điện thoại về báo cũng khó khăn lắm, vì nhớ con, nhớ nhà, làm việc theo giờ giấc vất vả… Nhưng bây giờ tụi nó đã quen rồi, hàng tháng gửi về cho tôi khoảng 40 triệu, nhờ đó tôi đã trả nợ xong, còn tiền gửi tiết kiệm nữa”.


Ông Nguyễn Văn Lợi - xã Long Hưng, huyện Lấp Vò đề nghị lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xem lại chính sách hỗ trợ lãi vay và chi phí xuất khẩu lao động

Ông Nguyễn Văn Lợi - xã Long Hưng, huyện Lấp Vò đề nghị lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xem lại chính sách hỗ trợ lãi vay và chi phí xuất khẩu lao động

Còn ông Nguyễn Văn Lợi - xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, nói: “Tôi có hai người con đang làm việc ở Nhật Bản, nói về thu nhập cao, thấp chắc bà con ai cũng biết rồi. Nhờ chúng nó, kinh tế gia đình chúng ta từ thiếu thốn sang đủ ăn và dần khá giả".

 

Bên cạnh việc bày tỏ lòng sự cảm ơn tới lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Lợi cũng kiến nghị cơ quan chức năng làm sao giảm chi phí cho các cháu đi XKLĐ xuống thấp hơn nữa.

"Nhất là lãi vay ngân hàng chính sách đang ở mức 0,6% thì không thấp hơn bao nhiêu so với các ngân hàng khác cho nông dân vay vốn làm ăn” - ông Nguyễn Văn Lợi nói.


Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng: Tạo dựng việc làm là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là xây dựng tâm thế làm việc.

Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng: "Tạo dựng việc làm là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là xây dựng tâm thế làm việc".

Chia sẻ với các phụ huynh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, nói: “Trước tiên tôi xin đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Đồng Tháp cảm ơn các phụ huynh đã tin tưởng quyết sách của tỉnh trong việc đưa con em Đồng Tháp sang Nhật lao động. Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình đã thành công và có kết quả tốt, rõ ràng nhất là sự phát triển kinh tế hộ gia đình".

Bí thư Lê Minh Hoan cũng khẳng định, điều này có được khi người lao động tự nhận thức ra rằng, việc đi lao động không chỉ kiếm tiền mà còn việc tranh thủ trau dồi kỹ năng, nâng cao kiến thức nghề nghiệp để "đi làm thuê, về làm chủ".

 

"Các phụ huynh và các em đang lao động ở Nhật cần biết rằng, tiền có thể xài hết nhưng kiến thức thì không bao giờ hết và khi có kiến thức còn giúp chúng ta kiếm tiền nhiều hơn” - Bí thư Lê Minh Hoan nói.


Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan (thứ 2, từ phải sang) trao đổi với thân nhân lao động đang đi làm việc tại Nhật Bản.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan (thứ 2, từ phải sang) trao đổi với thân nhân lao động đang đi làm việc tại Nhật Bản.

Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp, cho biết, lãnh đạo Sở và Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp vừa có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh xung quanh nội dung, làm thế nào để nguồn lao động ở Nhật về nước tiếp tục phát huy hiệu quả;

"Để làm được việc này cần có những chính sách, môi trường cho các em khởi nghiệp hay mời gọi các DN Nhật Bản về Đồng Tháp đầu tư. Tất cả sẽ được Trung tâm đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban xem xét, quyết định và cho thực hiện trong thời gian sớm nhất” - bà Nguyễn Thị Minh Tuyết nói.

Tính đến 8/12, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp đã phối hợp với các công ty khẩu lao động đưa 2.007 lao động đi làm việc ở nước ngoài (chỉ tiêu 2018 chỉ 1.000 lao động), trong đó số lao động làm việc ở Nhật chiếm hơn 1.400 lao động.

 

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm