Tin tức - Sự kiện

3 sai lầm khiến bệnh nhân trở nặng khi bị bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine dự phòng, không có thuốc đặc trị. Bệnh có triệu chứng đa dạng và có thể chuyển biến nhanh dẫn tới biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Vợ chồng bệnh nhân bị rắn hổ chúa cắn tặng 80 triệu đồng cho một bệnh nhân khác / Bỏ hình thức kỷ luật “buộc thôi học”, thay bằng “tạm dừng học tập trên lớp”

Sau đây là 3 sai lầm được các bác sỹ cảnh báo có thể khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng không thể cứu vãn.

Sai lầm 1: Chủ quan không đi khám khiến bệnh diễn tiến xấu

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng vẫn cần được đi khám để chẩn đoán và theo dõi bởi bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng trong quá trình diễn tiến. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

3 sai lầm khiến bệnh nhân trở nặng khi bị bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Số người mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội và TP.HCM tiếp tục tăng nhanh, trong đó, có nhiều ca biến chứng nặng do chủ quan.

Sai lầm 2: Hết sốt là khỏi bệnh

Sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Sau 2-7 ngày, người bệnh đa số đã hết sốt và cảm thấy đỡ khó chịu trong người nhưng đây lại là thời điểm quyết định bệnh có diễn biến trầm trọng hay không.

Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là cả tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được sự theo dõi liên tục từ bác sĩ.

Sai lầm 3: Chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 tuýp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp riêng lẻ, vì vậy có thể hiểu rằng: Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 tuýp virus khác nhau.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm