9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh Vĩnh Long đạt gần 739 triệu USD
Thương mại điện tử không được kiểm soát tốt sẽ gây mất công bằng, thất thu thuế / Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 - Bài 1: Tạo sức bật cho vùng khó khăn
Chiều ngày 28/9, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và kế hoạch phát triển 3 tháng cuối năm 2024. Tại buổi họp báo, bà Phạm Thị Nở - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, thu chi ngân sách trong 9 tháng đạt được kết quả tích cực. Cụ thể, tổng thu ngân sách thực hiện 5.055 tỷ đồng, đạt 85% dự toán giao. Tổng chi ngân sách thực hiện 7.076,3 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán năm.
Bà Phạm Thị Nở - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long, thông tin tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đạt 13.064,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ (tăng 6,54%). Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.178,4 tỷ đồng (tăng 37,28%). Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 12,75% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,98%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 52.021 tỷ đồng (tăng 13,3%).
Trong 9 tháng đầu năm, tỉnh cũng tập trung nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh. Tổng lượt khách đến tỉnh đạt 1.350.000 lượt khách, đạt 107% kế hoạch năm; trong đó, khách quốc tế khoảng 33.000 lượt. Doanh thu du lịch 684 tỷ đồng, đạt 140% kế hoạch năm.
Về hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh, cũng có chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, các thị trường xuất khẩu chủ lực được duy trì và đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 738,7 triệu USD (tăng 37,82%), so với cùng kỳ.
Theo bà Nở, để đạt được kết quả trên, tỉnh Vĩnh Long thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, bảo hiểm, khoản vay đối với doanh nghiệp theo quy định; cải thiện môi trường kinh doanh; phát triển mới doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: các cân đối lớn của kinh tế cơ bản ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó khăn; một số ngành, lĩnh vực sản xuất phục hồi chậm, mức tăng trưởng thấp, tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế; khai thác thị trường xuất khẩu mới còn khó khăn; doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn hạn chế, lãi suất cho vay được kéo giảm nhưng tăng trưởng tín dụng còn thấp. Việc triển khai gói tín dụng theo Nghị quyết số 33 của Chính phủ chưa phát huy hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tăng so với cùng kỳ năm trước và tiềm ẩn nhiều rủi. Đồng thời, kết quả thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh chưa mang lại kết quả tích cực, số dự án và vốn đăng ký đầu tư giảm so với cùng kỳ năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất