Tin tức - Sự kiện

An Giang: Du khách vẫn nườm nượp kéo đến xem cặp rắn hổ mây “khủng” bắt ở núi Cấm

Từ ngày bị bắt ở núi Cấm, cặp rắn hổ mây “khủng” vẫn được nuôi tạm tại Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn, An Giang). Hiện mỗi ngày có rất đông du khách đến xem cặp rắn, khiến doanh nghiệp phải gia cố thêm chuồng nuôi nhốt để đảm bảo an toàn.

Sắc màu Hà Nội – Khoác áo mới cho bốt điện Hà Nội / Lâm Đồng: Nguyên Hiệu trưởng Trường CĐSP Đà Lạt bị thu hồi danh hiệu thi đua

Mới đây PV trở lại nơi đang nuôi nhốt hai con rắn hổ mây (rắn hổ mang chúa) “khủng” được tại núi Cấm, thuộc xã An Hải, huyện Tịnh Biên.

Nhiều du khách đến xem cặp rắn hổ mây "khủng" bắt ở núi Cấm.

Hiện mỗi ngày có rất đông du khách đến xem cặp rắn, buộc doanh nghiệp phải gia cố thêm hàng rào chuồng nuôi nhốt (hai lớp rào sắt) và một hàng rào cách li khu vực chuồng với du khách. Nhân viên và bảo vệ chốt trực xuyên suốt để giữ trật tự và không cho du khách trèo qua hàng rào để xem, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách và người dân.

Du khách vẫn nườm nượp kéo đến xem cặp rắn hổ mây “khủng” bắt ở núi Cấm - 1

Cặp rắn hiện vẫn khỏe mạnh

Theo quan sát của PV, cặp rắn vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên một con luôn luôn vận động còn một con lại thường nằm yên sát khu vực vách tường, ít khi bò ra ngoài. Nhiều người dân đến xem cho rằng con rắn lười vận động đang lột da…

Anh Hiền - một du khách quê ở An Giang đến xem cặp rắn cho biết: “Ở vùng Bảy Núi này câu chuyện rắn hổ mây “khủng” nghe cũng nhiều rồi, tuy nhiên đây là lần đầu tiên thấy tận mặt. Cặp rắn này to thật và rất quý. Theo tôi các ngành chức năng nên sớm đưa cặp rắn này về môi trường sống của chúng”.

Du khách vẫn nườm nượp kéo đến xem cặp rắn hổ mây “khủng” bắt ở núi Cấm - 2

Mỗi ngày có rất đông người dân đến xem cặp rắn hổ mây

 

Ông Lê Nguyễn Hoàng Anh Duy – Giám đốc dự án Sao Mai Solar (đơn vị đang nuôi nhốt cặp rắn) cho biết: “Khi công nhân bắt được cặp rắn, chúng tôi âm thầm giao cho công ty du lịch thuộc tập đoàn công ty vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí, tiến độ thi công của dự án. Hiện tập đoàn đã nhận được văn bản của Chi cục Kiểm lâm An Giang, đơn vị này sẽ tiếp nhận cặp rắn và đang phối hợp với các chuyên gia khảo sát môi trường sống thích hợp để thả cặp rắn này về môi trường tự nhiên. Trong thời gian này, Chi cục Kiểm lâm An Giang nhờ doanh nghiệp nuôi hộ”.

Du khách vẫn nườm nượp kéo đến xem cặp rắn hổ mây “khủng” bắt ở núi Cấm - 3

Con rắn này thì luôn luôn vận động...

Du khách vẫn nườm nượp kéo đến xem cặp rắn hổ mây “khủng” bắt ở núi Cấm - 4

Một con rắn thường xuyên vận động...

Du khách vẫn nườm nượp kéo đến xem cặp rắn hổ mây “khủng” bắt ở núi Cấm - 5

... còn một con thường nằm yên một chỗ, thậm chí con mồi (chuột) bò lên người rắn cũng không thèm vồ.

Ngày 24/5 vừa qua, Chi cục kiểm lâm An Giang phối hợp Trung tâm Nuôi trồng - nghiên cứu, chế biến dược liệu thuộc Cục Hậu cần Quân khu 9 (trại rắn Đồng Tâm) đã đến Khu di tích lịch sử - du lịch Đồi Tức Dụp khảo sát, kiểm tra cặp rắn hổ mây.

 

Như Dân trí đã thông tin, khoảng đầu tháng 4, một nhóm công nhân thi công dự án năng lượng mặt trời ở chân núi Cấm bắt giữ được cặp rắn hổ mây "khủng". Chi cục Kiểm lâm An Giang cùng các ngành liên quan đến kiểm tra và lập biên bản vụ việc, xác định chiều dài mỗi con khoảng 4m và nặng khoảng 18kg.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, An Giang sẽ thành lập hội đồng, khảo sát môi trường phù hợp với loài rắn hổ mây để thả về môi trường tự nhiên.

Hiện tại, doanh nghiệp vẫn đang nuôi nhốt cặp rắn hổ mây “khủng” tại Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp. Kể từ sau khi có thông tin về cặp rắn, lượng du khách đến đây tăng gấp 5-7 lần.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm