Bao giờ sẽ điều chỉnh tăng lương năm 2024?
Dự báo thời tiết ngày 16/1/2024: Hà Nội đêm và sáng sớm có mưa, trời rét / Đà Nẵng: Không bố trí phạm vi kinh doanh, buôn bán đối với vỉa hè dưới 4m
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Theo đó, Quốc hội quyết nghị thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với số thu ngân sách hơn 1,7 triệu tỷ đồng.
Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là hơn 19.000 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
Sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Theo Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, phương án tăng lương được đánh giá dựa trên những khó khăn kinh tế, biến động của thế giới, các rào cản thương mại phức tạp...và cả tình hình đời sống khó khăn của người lao động trong thời gian qua do biến động của giá cả, doanh nghiệp thiếu các đơn hàng...
Kết thúc phiên họp, với đa số phiếu đồng thuận, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6% từ ngày 1/7/2024 (cùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước).
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định như sau:
Vùng 1: Tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng);
Vùng 2: Tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);
Vùng 3: Tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);
Vùng 4: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng);
Trước đó, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách, pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia chia sẻ, mong muốn của Công đoàn là cần tăng lương song cũng rất chia sẻ với người sử dụng lao động, bởi thời gian qua, dù gặp rất nhiều khó khăn song doanh nghệp vẫn đảm bảo cải thiện điều kiện cho người lao động.
Năm nay, việc tăng lương cũng cần tính toán đến các yếu tố khác nữa như, cân đối lại việc cải thiện điều kiện cho người lao động, giảm thiểu lao động rút bảo hiểm một lần.
“Nâng lương tối thiểu cũng là một cách thức để người lao động cải thiện mức lương từ đó giảm rút bảo hiểm một lần. Cùng với đó, cần điều chỉnh các pháp luật về an sinh xã hội”, ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh.
Theo ông Quảng, đề xuất của Công đoàn thực tế mới chỉ bù đắp được phần trượt giá CPI của 2 năm qua.
"Thực tế đây là đề xuất áp dụng từ ngày 1/7/2024, tức sau 2 năm chú không phải đề xuất định kỳ hằng năm. Mức này đã khiêm tốn và có sự chia sẻ”, ông Quảng nêu quan điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo