Bảo hiểm xã hội bắt buộc: cần quy định cụ thể và chế tài đủ mạnh
Chưa có đủ cơ sở khoa học để cấp phép khẩn cấp cho vaccine nội Nanocovax / Ông Chu Ngọc Anh tái đắc cử Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hiện mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Trong khi đó theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, bảo hiểm xã hội bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa được luật hóa để tham gia như chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.
Ảnh minh hoạ.
Để đạt được mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW về diện bao phủ đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi theo hướng bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cụ thể, bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có điều kiện và khả năng như: chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. Đồng thời, quy định cụ thể việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian.
Theo thống kê, cả nước có hơn 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, gấp 8 lần số lượng doanh nghiệp và theo số liệu cơ quan thuế quản lý thì cả nước có hơn 1,7 triệu lượt hộ nộp thuế. Tuy nhiên hiện nay nhóm này chưa thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ có rất ít chủ hộ kinh doanh cá thể hiện đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Cả nước cũng có khoảng 23.000 hợp tác xã hoạt động, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia; trong đó có 1,2 triệu người lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan bảo hiểm xã hội thì hiện nay mới có gần 7.000 hợp tác xã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho khoảng 41.000 người lao động. Qua khảo sát tại một số địa phương, nhiều người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương có nguyện vọng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các quy định hiện nay bỏ sót đối tượng này không những thiệt thòi cho người lao động mà còn tạo ra sự không công bằng giữa các loại hình kinh doanh, cụ thể là giữa các doanh nghiệp với hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã. Theo luật quy định, tại các doanh nghiệp, người lao động có hợp đồng lao động từ một tháng trở lên đều phải được tham gia BHXH, chi phí đóng BHXH hiện nay cũng là một khoản chi phí tương đối lớn trong mỗi doanh nghiệp (mặc dù có sự tham gia từ chính người lao động).
Có lẽ cũng chính từ sự quy định chưa cụ thể này mà nhiều hộ kinh doanh cá thể mặc dù có doanh thu lớn nhưng vẫn không chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp, mặc dù Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho đối tượng này. Mục tiêu đạt một triệu doanh nghiệp vào năm 2020 từ đó cũng chưa hoàn thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024