Bão số 4 làm 3 người thiệt mạng, hơn 1.300 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái
Ô tô chở 60 nữ công nhân "liều mạng" vượt dòng nước lũ / Vietnam Airlines lần đầu tiên bán vé máy bay đi nội địa đồng giá 299.000 đồng
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có thống kê thiệt hại bão số 4 cũng như công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới trên khu vực giữa Biển Đông.
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1. Tin ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên khu vực giữa biển Đông:
a) Tin ATNĐ gần bờ
Hồi 04 giờ ngày 02/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 04 giờ ngày 03/9, vị trí tâm bão ở khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
b) Tin ATNĐ trên khu vực giữa biển Đông
Sáng ngày 02/9, trên khu vực giữa biển Đông một vùng áp thấp đã mạnh lên thành ATNĐ. Hồi 04 giờ ngày 02/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chậm theo Bắc Đông Bắc mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 04 giờ ngày 03/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm do ATNĐ trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
2. Tin cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên
Từ ngày 02-06/9, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị lên mức BĐ2-BĐ3, vùng thượng lưu các sông và các sông suối nhỏ lên trên mức BĐ3; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, T. T. Huế và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2; các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi dao động trên dưới mức BĐ1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp, đô thị các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 1
3. Tin cảnh báo mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển phía Nam
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh nên ngày và đêm 02/9, các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Sóng biển cao 2,0-3,0m. Biển động mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
4. Tình hình mưa:
4.1. Mưa ngày:
Từ 19h ngày 31/8 đến 19h ngày 01/9, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, một số trạm mưa lớn như: Cô Tô (Quảng Ninh) 200mm; Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) 110mm; Hưng Thi (Hòa Bình) 135mm; Hà Nam (Hà Nam) 130mm; Nho Quan (Ninh Bình) 132mm; Cúc Phương (Ninh Bình) 107mm; Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 106mm.
4.2. Mưa đêm:
Từ 19h ngày 01/9 đến 07h ngày 02/9, các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa trung bình từ 10 - 40mm, một số trạm mưa lớn hơn: Hòn Ngư (Nghệ An) 56mm; Cửa Hội (Nghệ An) 51mm; Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 110mm; Cồn Cỏ (Quảng Trị) 59mm; Đak Mốt (Kon Tum) 42mm.
4.3. Mưa 3 ngày:
Từ 19h ngày 29/8 đến 19h ngày 01/9, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 đến 200mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: SaPa (Lào Cai) 333mm; Ngòi Thia (Yên Bái) 260mm; Cô Tô (Quảng Ninh) 291mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 297mm; Tiên Yên (Quảng Ninh) 286mm; Lý Nhân (Thanh Hóa) 372mm; Bái Thượng (Thanh Hóa) 315mm; Bất Mọt (Thanh Hóa) 313mm; Cửa Đạt (Thanh Hóa) 307mm.
4.4. Dự báo mưa:
Ngày và đêm 02/9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (phổ biến 40-90mm/24 giờ), riêng các tỉnh từ Nghệ An đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to (90-180mm/24 giờ).
Cảnh báo: Từ ngày 02-06/9, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (phổ biến 300-500mm/đợt); khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300mm/đợt).
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN
Theo báo cáo nhanh số 305/BC-CQTT ngày 02/9 của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng (tính đến 06h ngày 02/9), Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/317.699 người và 11.826 lồng bè, lều chòi NTTS/14.926 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, cụ thể:
- Hoạt động khu vực QĐ Hoàng Sa: 52 tàu/340 người (Quảng Nam 9 tàu/32 người; Quảng Ngãi 35 tàu/288 người; Bình Định 8 tàu/20 người), các phương tiện đã nắm được thông tin về ATNĐ;
- Hoạt động ở khu vực biển khác: 6.619 tàu/42.199 người;
- Neo đậu tại các bến từ Q. Ninh đến Khánh Hòa: 64.791 tàu/275.160 người.
III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU VÀ HỒ CHỨA
1. Tình hình đê điều:
Trên hệ thống đê điều có 237 vị trí trọng điểm xung yếu; 86 công trình đang thi công dở dang ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Do ảnh hưởng của mưa lớn, tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 04 sự cố về đê điều (tăng 01 sự cố so với báo cáo nhanh ngày 31/8), cụ thể như sau:
- Sự cố sạt lở mái thượng lưu đoạn K1+050 - K1+100 đê hữu Mã, chiều dài sạt lở 50m, chiều sâu cung sạt 7,5m (xảy ra ngày 30/8).
- Sự cố sạt lở mái thượng lưu đoạn K10+600 - K10+650 đê hữu Chu, chiều dài cung sạt 50m, chiều sâu cung sạt 1÷2m (xảy ra ngày 31/8).
- Sự cố sạt lở bãi sông đoạn tương ứng K10+750 - K10+780 đê hữu Chu, chiều dài cung sạt 30m, vị trí sạt cách chân đê khoảng 1.000m.
- Sự cố sạt lở mái thượng lưu đê sông Nhơm (đoạn K14+618-K14+648 và đoạn K16+238-K16+268), tổng chiều dài sạt lở 60m.
Hiện địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu các sự cố và tiếp tục theo dõi.
2. Tình hình hồ chứa:
a) Hồ chứa thủy điện:
- Khu vực Bắc Bộ có 19/84 hồ đang vận hành xả qua tràn; khu vực Bắc Trung Bộ 06/22 hồ đang vận hành xả qua tràn; khu vực Tây Nguyên 11/67 hồ đang vận hành xả qua tràn; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 01/28 hồ đang vận hành xả qua tràn. Các hồ vận hành bình thường theo đúng quy trình.
- Các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng ở mức thấp và đang tích nước trong thời kỳ tích lũ cuối vụ, lúc 07h00 ngày 02/9: Hòa Bình: Htl 99,19m/110 còn lại 10,81m; Sơn La: Htl 192,20m/209 còn lại 16,8m; Tuyên Quang: Htl 107,51m/115 còn lại 7,49m; Bản Vẽ: Htl 185,81m/200 còn lại 14,19m (so với mức cho phép).
b) Hồ chứa thủy lợi
- Về tích nước hồ chứa:
Các hồ khu vực Bắc Bộ ở mức 70-90% dung tích thiết kế; khu vực Bắc Trung Bộ ở mức 40-60% dung tích thiết kế; khu vực Tây Nguyên ở mức 65-80% dung tích thiết kế. Hiện có 05 hồ đang vận hành xả tràn là Đầm Hà Động (Quảng Ninh): 30 m3/s; Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh): 20 m3/s; Vực Mấu (Nghệ An): 4 m3/s; Ia Mơr (Gia Lai): 13 m3/s; Ea Soup thượng (Đắk Lắk): 41 m3/s.
- Tình hình xử lý các sự cố hồ chứa do ảnh hưởng của bão số 4:
+ Tỉnh Thanh Hóa: 02 hồ chứa bị sự cố (Làng Pheo, huyện Ngọc Lặc và Nhiêu Mua, huyện Vĩnh Lộc): Địa phương đã tháo cạn nước trong hồ và đang lập phương án sửa chữa. Đối với sự cố sạt mái cuối bể tiêu năng đập dâng Khe Chon và sạt phần đất phía bờ tả đập dâng Bai Uốn cơ bản không ảnh hưởng đến an toàn công trình.
+ Tỉnh Đắk Nông: Sự cố xói ngầm mang cống đập Hồ Thôn 2 đã được xử lý bằng bao tải cát, cơ bản khắc phục tạm thời dòng thấm, mực nước hồ hạ xuống 1m so với MNDBT, địa phương đang tiếp tục theo dõi, lập phương án xử lý.
IV. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Tình hình ngập úng
- Tính đến 17h00’ ngày 01/9, tỉnh Thanh Hóa còn khoảng 4.525 ha bị ngập, úng (lúa 4.090 ha; rau mầu, cây hàng năm 435 ha). Hiện địa phương đang vận hành 43 trạm bơm tiêu úng.
- Với dự báo từ ngày 02-06/9 có thể xảy ra mưa lớn với lượng mưa 300-500mm/đợt, các tỉnh Trung Bộ có khả năng bị ngập úng ảnh hưởng đến khoảng 19.000 ha lúa, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Thanh Hóa 8.000 ha; Nghệ An 6.500 ha; Hà Tĩnh 4.500 ha.
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
+ Lúa hè thu: Đã thu hoạch được khoảng 140.000/165.000 ha, đạt 85%; còn lại 25.000 ha dự kiến đến 05/9 sẽ thu hoạch xong.
+ Lúa mùa: Còn khoảng 158.000 ha đang ở giai đoạn chín sắp thu hoạch.
- Các tỉnh Nam Trung Bộ:
+ Lúa hè thu: Đã thu hoạch được khoảng 100.000/176.000 ha, đạt 57%; còn lại 76.000 ha dự kiến đến 10/9 sẽ thu hoạch xong.
+ Lúa mùa: Đã gieo cấy được khoảng 57.000/136.000 ha.
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 4
1. Người chết: 03 người (không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 31/8).
2. Người bị thương: 04 người (không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 31/8).
3. Nhà ở bị hư hại, tốc mái: 1.355 nhà (Lào Cai 97 nhà, Yên Bái 652 nhà, Sơn La 105 nhà, Hòa Bình 26 nhà, Phú Thọ 115 nhà, Thanh Hóa 224, Nghệ An 74, Hà Tĩnh 41, Quảng Bình 20, Quảng Trị 01).
4. Nhà bị ngập: 341 nhà (Sơn La 06 nhà, Thanh Hóa 335 nhà).
5. Về tầu thuyền: 02 tàu bị chìm và 03 tàu bị hỏng máy (không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 31/8/2019).
6. Về nông nghiệp:
- Lúa bị đổ: 10.085ha (Yên Bái 135ha, Hòa Bình 35ha, Phú Thọ 24ha, Thanh Hóa 8.361ha, Nghệ An 365ha, Hà Tĩnh 515ha, Quảng Bình 600ha, Quảng Trị 50ha).
- Hoa màu bị hư hại: 438ha (Lào Cai 50ha, Thanh Hóa 370ha, Nghệ An 14ha, Quảng Bình 04ha).
- Gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi: 6.667 con.
- Thủy sản bị thiệt hại: 1.199 ha (Thanh Hóa 1.189 ha; Nghệ An 10 ha).
7. Về giao thông: Tại Thanh Hóa hiện còn 01 điểm trên QL217B và 02 điểm (ĐT.519B và ĐT518) bị ngập sâu khoảng 0,3m.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
1. Trung ương:
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã có Công điện số 14/CĐ-TW ngày 01/9/2019 gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và các Bộ, ngành đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ và mưa lớn diện rộng;
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Tổng cục Thủy lợi đề nghị tăng cường công tác đảm bảo an toàn hồ chứa;
- Tổng cục Thủy lợi đã có Công điện số 07/CĐ-TCTL-ATĐ ngày 01/9/2019 đề nghị các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi;
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT thường xuyên cung cấp thông tin về dự báo, cảnh báo mưa, lũ trên đất liền và diễn biến ATNĐ trên biển Đông đến các địa phương để theo dõi và chủ động các phương án phòng tránh.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về mưa, lũ và diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông phục vụ việc chỉ đạo phòng chống.
2. Địa phương:
- Các tỉnh/thành phố khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ đã tổ chức thực hiện nội dung Công điện số 14/CĐ-TW ngày 01/9/2019 của Ban Chỉ đạo TWPCTT, trong đó 18 tỉnh/TP đã ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ và mưa lũ; 23 tỉnh/TP đã có báo cáo về kết quả thực hiện; tỉnh Nghệ An đã tổ chức cấm biển từ 21h00 ngày 01/9;
- Tiếp tục tập trung tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão số 4;
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến của ATNĐ trên biển Đông và mưa lũ.
VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Thực hiện nghiêm Công điện số 14/CĐ-TWPCTT ngày 01/9/2019 của Ban chỉ đạo TWPCTT, trong đó tập trung triển khai một số nội dung sau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển để chủ động thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu tại bến; căn cứ tình hình cụ thể quyết định cấm biển.
2. Tập trung thu hoạch diện tích lúa, cây trồng đã đến kỳ thu hoạch; chủ động tiêu thoát nước đệm bảo vệ sản xuất.
3. Tập trung xử lý các công trình đã bị sự cố; kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, vận hành các hồ thủy điện nhỏ và chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.
4. Huy động lực lượng, nhất là lực lượng xung kích tại cơ sở kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thấp trũng để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn.
5. Tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện, vật tư hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa, khôi phục sản xuất, sớm ổn định đời sống của nhân dân.
6. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT để tổng hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối