Tin tức - Sự kiện

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới làm hàng chục nhà tốc mái, 1 người thiệt mạng

Mưa dông chiều 29/8 đã làm 1 người thiệt mạng ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Trong khi đó, hàng chục ngôi nhà ở Nghệ An và Hà Tĩnh bị tốc mái.

Đắk Lắk: Hàng tấn sầu riêng rụng trái do ảnh hưởng cơn bão số 3 / Bão số 3 di chuyển chậm, gây mưa to, gió mạnh trên biển và đất liền

Cây si đổ ngang đường ven hồ Tây đè chết một thanh niên. Ảnh: VOV

Cây si đổ ngang đường ven hồ Tây đè chết một thanh niên. Ảnh: VOV

Sáng 30/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có báo cáo về công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 29/8. Cụ thể:

1. DIỄN BIẾN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (SUY YẾU TỪ BÃO SỐ 4):

Sáng sớm 30/8, bão đã đi vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình với sức gió cấp 7 - cấp 8, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành Áp thấp nhiệt đới.

2. TÌNH HÌNH MƯA:

 

Tổng lượng mưa do bão (từ ngày 19h 28/8 đến 7h ngày 30/8): cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, B.B, Trung Bộ mưa rất to: Lý Nhân (T.Hóa) 201mm; Vạn Trạch (Q.Bình) 209mm; Trường Xuân (Q.Trị) 189mm; Mai Hóa (Q.Bình) 203mm; Kiên Giang (Q.Bình) 212mm; Lệ Thủy (Q.Bình) 216mm; Đăkrông (Q.Trị) 195mm; Đông Hà (Q.Trị) 221mm; Đầu Mẫu (Q.Trị) 224mm; Gia Vòng (Q.Trị) 220mm; Khe Sanh (Q.Trị) 220mm; Hải Thái (Q.Trị) 198mm; Z30D (B.Thuận) 186mm.

Dự báo:

- Ngày 30/8, ở các tỉnh Trung Bộ còn có mưa vừa, mưa to (40-80mm/12h), từ đêm nay mưa giảm nhanh.

- Từ nay đến ngày 02/9, ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to (100-200mm/đợt), riêng các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ mưa rất to (200-300mm/đợt);

- Từ nay đến 01/9, ở T.Nguyên và N.Bộ có mưa vừa, mưa to (50-150mm/đợt, có nơi trên 200mm).

 

3. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, hiện nay chưa ghi nhận trường hợp thiệt hại về người của ngư dân hoạt động trên các vùng biển.

- Đối với trường hợp tàu QB 98799 TS bị chìm khi đang được lai dắt về bến, 02 thuyền viên trên tàu đã được đưa về bờ an toàn.

- Đối với 02 tàu Bình Định (BĐ 92028 TS/12 LĐ và BĐ 35308 TS/02 LĐ) đang bị mất liên lạc: Hiện biên phòng Quảng Bình và Bình Định đang phối hợp với gia đình chủ tàu tìm kiếm thông tin liên lạc.

- Đối với tàu cá Bình Định BĐ 94204 TS/02 LĐ bị chết máy, thả trôi: Thuyền trưởng đã đề nghị hỗ trợ, biên phòng Bình Định phối hợp biên phòng Thừa Thiên Huế thông báo cho các phương tiện hoạt động xung quanh khu vực để hỗ trợ.

 

- Đối với tàu vận tải Thái Thụy 88 chở than từ Q.Ninh đi C.Thơ bị hỏng máy giáp gianh địa bàn tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, các thuyền viên đã được đưa vào bờ.

4. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Tình hình hệ thống đê điều các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh như sau:

- 89 công trình đang thi công.

- 237 vị trí trọng điểm xung yếu. di dân:

 

5. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

5.1. Hồ chứa thủy điện:

- Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 107 hồ; trong đó có 02 hồ tại khu vực Bắc Bộ đang xả tràn: Ngòi Phát: 80 m3/s; Mường Hum: 128m3/s.

- Khu vực Tây Nguyên có 68 hồ; trong đó có 09 hồ đang xả tràn: Sê San 4A: 25m3/s; Đăm Bri: 36m3/s; Ia Grai 2: 123 m3/s; Ia Grai 3: 110m3/s; Đrâyhlinh 1: 95m3/s; Đasiat: 30m3/s; Ia Đăng 3: 15m3/s; Ia Grai 1: 98m3/s; Bảo Lộc: 121m3/s.

- Các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng ở mức thấp và đang tích nước trong thời kỳ tích lũ cuối vụ, lúc 07h00 ngày 29/8, Hòa Bình: Htl 97,85 m/110 còn lại 12,15m, Sơn La: Htl 191,24 m/209 còn lại 18,76m (so với mức cho phép).

 

5.2. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Bắc Bộ ở mức 65-75% dung tích; riêng hồ. Các hồ khu vực Bắc Trung Bộ ở mức 30-50% dung tích. Các hồ khu vực Tây Nguyên ở mức 65-80% dung tích. Hiện có 04 hồ đang vận hành xả tràn là Yên Lập (Quảng Ninh): 51m3/s; Vực Mấu (Nghệ An): 33m3/s; Ia Mơr (Gia Lai): 10m3/s; Ea Soup thượng (Đắk Lắk): 30m3/s.

- Đặc biệt có 175 hồ hư hỏng và 80 hồ đang thi công có nguy cơ xảy ra mất an toàn, cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn khi có lũ.

6. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI BAN ĐẦU

- Tại Nghệ An: Ngày 29/8, giông lốc tại huyện Anh Sơn đã làm 37 nhà bị tốc mái, hư hỏng.

 

- Tại Hà Tĩnh: Ngày 29/8, giông lốc xảy ra tại thị xã Kỳ Anh đã làm tốc mái 41 nhà (trong đó: 12 nhà tốc mái hoàn toàn, 02 nhà sập đổ) và 11 cột điện gãy đổ, không có thiệt hại về người.

- Ngoài ra, qua trao đổi với Trực ban VP BCH PCTT&TKCN Hà Nội và thông tin từ báo chí, chiều 29/8 mưa dông trên địa bàn Quận Tây Hồ đã làm 01 người chết do cây đổ.

7. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

Tiến độ thu hoạch lúa tại các tính từ Nghệ An đến Quảng Trị như sau:

- Nghệ An: đã thu hoạch 42.000 ha, còn lại 20.472 ha.

 

- Hà Tĩnh: đã thu hoạch 29.040 ha, còn lại 14.482 ha.

- Quảng Bình: đã thu hoạch 12.519 ha, còn lại 1.170ha.

- Quảng Trị: đã thu hoạch 17.000 ha, còn lại 5.500ha.

8. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI

8.1. Trung ương:

 

- Sáng 29/8, Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã tổ chức họp để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4, đồng thời tổ chức đoàn công tác do Bộ trưởng - Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với bão số 4 tại Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT đã có Công điện số 13/CĐ-TWPCTT ngày 28/8/2019 gửi các Quảng Ninh đến Phú Yên, Sơn La, Hòa Bình và các bộ, ngành chỉ đạo triển khai ứng phó với bão số 4.

- Các Bộ Quốc phòng, Công An, Giao thông vận tải,… có công điện và triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức thông báo và kiểm đếm tàu thuyền các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa.

- Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có công hàm đề nghị Cơ quan đại diện của Trung Quốc, Philippines,..., phối hợp, trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại tạo điều kiện cho tàu thuyền được trú, tránh và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu.

 

- Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Cục trồng trọt (Bộ NN và PTNT) đã có văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó.

- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin đến nhân dân và các cơ quan liên quan biết chủ động phòng, tránh, ứng phó.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về diễn biến bão.

8.2. Địa phương:

- Các tỉnh/thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên, Hòa Bình và Sơn La đã thực hiện nghiêm túc Công điện của Ban Chỉ đạo, lên kế hoạch sẵn sàng sơ tán dân tại các vùng trũng thấp, ven sông suối; khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất (trong đó tỉnh Hà Tĩnh đã di dời được 1.176 hộ/12.695 người, đạt 100% Kế hoạch); thông báo cho các khách du lịch trên các đảo, khu vực ven bờ biết diễn biến của bão, huy động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai với 9.843 người (Nghệ An: 384 người, Hà Tĩnh: 5.240 người; Quảng Trị: 4.219 người).

 

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến mưa, bão và triển khai các biện pháp ứng phó, cử các đoàn công tác đến các khu vực trọng điểm.

9. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn và còn diễn biến phức tạp, đề nghị các Bộ ngành, địa phương triển khai một số nội dung sau:

- Tập trung khắc phục hậu quả sau bão, đặc biệt là tại Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

- Tiếp tục cứu hộ, cứu nạn các tàu bị sự cố, đặc biệt cần tập trung thực hiện xác minh, liên hệ với 02 tàu của Bình Định đang bị mất liên lạc.

 

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ sau bão; đề phòng lũ quét, sạt lở đất và chủ động tiêu nước đệm cho các khu vực có nguy cơ bị ngập úng.

- Kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu.

- Duy trì công tác trực ban nghiêm túc để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra./.

Theo T.K/VTV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm