Biến đổi khí hậu sẽ làm cản trở sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Việt Nam – Điểm đến của dòng vốn đầu tư nước ngoài / Đà Nẵng: Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 3 vụ trộm cắp điện sản lượng lớn
Ngày 21/10, chuỗi sự kiện “Hội chợ sản phẩm, giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL” và diễn đàn "Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và Doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng” được VCCI Cần Thơ phối hợp cùng của Qũy Châu Á (TAF) tổ chức dưới sự tài trợ UPS nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mới nhất về tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL tại TP Cần Thơ.
Cắt băng khai mạc chuỗi sự kiện.
Theo báo cáo tại sự kiện, ĐBSCL là vùng có thế mạnh về nông nghiệp, kinh tế và người dân ĐBSCL sống nhờ vào nuôi trồng và sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản. Thời gian qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) nói chung và hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc nuôi trồng, sản xuất và chế biến nông sản cũng như gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt đời sống của người dân, góp phần gây thiệt hại, cản trở sự phát triển của vùng ĐBSCL nói chung và doanh nghiệp ĐBSCL nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, thì chỉ lũ lụt đã làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thiệt hại lên đến gần 9.000 tỷ đồng do thiên tai. ĐBSCL là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương bởi lũ lụt, nước biển dâng, thực tế tại ĐBSCL năm 2022 cho thấy rằng, hiện tượng ngập lụt, sụt lún tại ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác.
Doanh nghiệp ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ĐBSCL, đồng thời là tác nhân chính trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản ĐBSCL. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng chính là lực lượng có đủ điều kiện để chủ động phòng chống, ứng phó, cũng như thích ứng và hồi phục nhanh chóng sau thiên tai…
Chính vì vậy, việc tạo các điều kiện để doanh nghiệp ĐBSCL, cùng với các cơ quan hữu quan và cộng đồng cùng nhau thực hiện các hành động vì mục tiêu phát triển kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu, vì một tương lai thịnh vượng và bền vững thông qua việc hiểu đúng về biến đổi khí hậu là việc làm cấp thiết đối với ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay.
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng, nhân sự kiện hôm nay, chúng tôi kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân một cách mạnh mẽ hơn vào các hoạt động biến đổi khí hậu và phòng chống rủi ro thiên tai, tìm kiếm các giải pháp, mô hình sản xuất bền vững, thúc đẩy cơ hội phát triển kinh doanh, trao đổi giải pháp thích ứng cho nhiều thành phần kinh tế trong chuỗi giá trị nông, thủy sản khu vực ĐBSCL. Đó là đặc tính của Việt Nam, những giải pháp mang đến hôm nay chứng minh cho sự sáng tạo của doanh nghiệp ĐBSCL...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao