Tin tức - Sự kiện

Bộ Thương mại Mỹ kết luận lốp ô tô Việt Nam bán phá giá

DNVN - Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 24/5 đưa ra kết luận về cuộc điều tra đối với lốp ô tô nhập khẩu từ Việt Nam. Reuters dẫn báo cáo từ DOC nói lốp ô tô từ Việt Nam đang được trợ cấp với tỷ lệ từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc chuyển đổi USD sang VND với tỷ giá hối đoái thấp.

Xuất khẩu thép 4 tháng đầu năm tăng vọt / Khuyến cáo với doanh nghiệp xuất khẩu lợn sang Campuchia

Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 24/5 đưa ra kết luận về cuộc điều tra đối với lốp ô tô nhập khẩu từ Việt Nam. Reuters dẫn báo cáo từ DOC nói lốp ô tô từ Việt Nam đang được trợ cấp với tỷ lệ từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc chuyển đổi USD sang VND với tỷ giá hối đoái thấp.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 24/5 đưa ra kết luận rằng lốp xe hơi và xe tải nhẹ từ Việt Nam được trợ cấp không bình đẳng thông qua việc đồng tiền Việt Nam được định giá thấp hơn giá trị thực. Hãng tin Reuters dẫn báo cáo từ DOC nói lốp ô tô từ Việt Nam đang được trợ cấp với tỷ lệ từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc chuyển đổi USD sang VND với tỷ giá hối đoái thấp hơn giá trị thực của VND. Đây là phán quyết cuối cùng của DOC trong cuộc điều tra thương mại đối với lốp ô tô nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong cuộc điều tra của mình, Bộ Thương mại cho biết lốp xe xuất khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam đã bị bán phá giá ở mức thấp hơn thị trường tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ bán phá giá lốp xe từ Hàn Quốc lên tới 27%, từ Đài Loan lên tới 102%, từ Thái Lan lên tới 21% và từ Việt Nam lên tới 22%.

Năm 2020, nhập khẩu lốp ô tô và xe tải nhẹ của Hoa Kỳ trị giá khoảng 1,2 tỷ USD từ Hàn Quốc, 373 triệu USD từ Đài Loan, 2 tỷ USD từ Thái Lan và 470 triệu USD từ Việt Nam, theo thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ.

Dựa trên kết luận điều tra này, DOC đưa ra mức thuế chống trợ cấp (countervailing) đối với lốp ô tô từ Việt Nam như sau: lốp từ Kumho Tire (Vietnam) Co. Ltd. bị áp thuế 7,89%; lốp từ Sailun (Vietnam) Co. Ltd. bị áp thuế 6,23%; và lốp từ các nhà sản xuất khác tại Việt Nam bị áp thuế 6,46%.

Cùng với thuế chống trợ cấp, lốp xe từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn bị áp thuế chống bán phá giá (anti-dumping) với thuế suất 22,3%, ngoại trừ lốp của Kenda Rubber (Vietnam) Co. Ltd.; Sailun Group (Hong Kong) Co. Ltd./Sailun Tire Americas Inc.; Bridgestone Corp.; Bridgestone Tire Manufacturing Vietnam LLC; Kumho Tire (Vietnam) Co. Ltd.; và Yokohama Rubber Co. Ltd. có mức thuế 0%.

Theo trang Modern Tire Dealer, Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan là 4 trong số những nguồn cung cấp lốp xe lớn nhất của Mỹ, và có sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi Mỹ áp thuế quan lên ốp ô tô từ Trung Quốc. Năm 2020, Mỹ nhập khẩu lượng lốp xe hơi và xe tải nhẹ trị giá khoảng 1,2 tỷ USD từ Hàn Quốc, 373 triệu USD từ Đài Loan, 2 tỷ USD từ Thái Lan, và 470 triệu USD từ Việt Nam.

Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) cũng đang tiến hành về nhập khẩu lốp xe từ 4 thị trường nói trên và dự kiến sẽ đi đến kết luận vào ngày 23/6. DOC sẽ chuyển kết quả cuộc điều tra của mình đến ITC để cơ quan này xem xét.

Trước đó, vào cuối năm 2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ, đối với nội dung phá giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác. Theo đó, dữ liệu từ các doanh nghiệp xuất khẩu, DOC cho rằng các nhà xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Mỹ. Trong khi đó, các đối tác bị điều tra khác đều bị cho là đã bán phá giá với biên độ phá giá từ 14,24% - 38,07% đối với Hàn Quốc; 52,42% - 98,44% đối với Đài Loan (Trung Quốc) và từ 13,25% - 22,21% đối với Thái Lan. Vào thởi điểm đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam như Sailun, Kenda, Bridgestone, Kumho và Yokohama đều được coi là không bán phá giá, trong khi các doanh nghiệp còn lại chịu mức thuế suất toàn quốc là 22,3%.


Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm