Các thị trường lớn chào đón nông sản Việt
Liên danh Tập đoàn Ørsted và T&T Group phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi / Hàng loạt cửa hàng xăng dầu đóng cửa: Bộ Công Thương nói gì?
Một loạt những chuyển động tích cực đã giúp giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 40 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt gần 17 tỷ USD; lâm sản đạt hơn 13 tỷ USD và thủy sản trên 8,5 tỷ USD.
9 tháng đã có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: Cá tra tăng hơn 83%; cà phê tăng gần 38%; tôm tăng gần 25%.
4 thị trường chính của nông sản Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định.
Các thị trường lớn luôn chào đón nông sản Việt. Ảnh minh họa.
Giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản
3 tháng cuối năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản... sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình trạng giảm đơn hàng do tác động của lạm phát ở nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đã có những giải pháp để đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm đạt mục tiêu trên 50 tỷ USD.
Tôm - một mặt hàng thủ sản xuất khẩu chủ lực đã gặp nhiều khó khăn, do lạm phát khiến nhu cầu của người dân ở nhiều thị trường suy giảm. Thế nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng nói chung vẫn tăng mạnh bởi đã được bù đắp từ sản phẩm cá ngừ, mực, bạch tuộc và các loại cá biển.
Linh hoạt cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là yếu tố giúp nhiều nhóm hàng nông lâm thủy sản giữ được nhịp tăng trưởng.
"Lâm nghiệp tháng 7 tăng 1,3%, tháng 8 tăng 6,5% nhưng tháng 9 tăng 11,2% là vì xoay sang viên nén. Chúng ta sụt giảm đơn hàng chỗ này nhưng tăng đơn hàng chỗ khác", ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng nói chung vẫn tăng mạnh. Ảnh minh họa.
Tăng cường chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng thay vì xuất khẩu số lượng. Đây cũng được coi là một giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của xuất khẩu. Mặt hàng hạt tiêu năm nay có thể đạt mức kim ngạch 900 triệu USD nhờ giải pháp này.
Bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay: "Không chỉ còn là tiêu thô nữa, chúng ta đã có sản phẩm tiêu chế biến, tiêu nghiền, tiêu bột, tiêu xay… như vậy là rổ sản phẩm xuất khẩu của chúng ta ngày càng đa dạng hơn".
Tiêu và cà phê cũng là 2 mặt hàng có mức tăng trưởng rất cao lên tới hơn 70% tại thị trường EU. Tiếp tục tranh thủ những thuận lợi từ Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) là giải pháp được ngành nông nghiệp nhấn mạnh.
Theo đó, nông dân và doanh nghiệp nỗ lực tạo ra sản phẩm giá trị cao, sản phẩm tiêu dùng xanh, sản xuất có trách nhiệm. Nhờ hướng đi này, nhiều sản phẩm từ dừa của Việt Nam có mặt tại châu Âu với giá bán cao gấp 7 lần so với bán thô.
"Xây dựng nhà máy và chuẩn hóa bài toán chất lượng để làm sao vào các thị trường khó tính như châu Âu. Hiện nay, hàng hóa vào châu Âu của chúng ta rất thuận lợi", ông Trần Văn Đức - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Dừa Bến Tre cho hay.
3 tháng cuối năm sẽ là thời điểm các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng vượt kế hoạch. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo đến hết tháng 11, Việt Nam đã có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD như kỳ vọng.
Thông tin và sự hỗ trợ từ các thương vụ Việt Nam tại 176 thị trường nước ngoài sẽ là cơ sở quan trọng để nông sản Việt về đích sớm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Kỳ tích bệnh nhân hồi tỉnh sau 80 ngày sống thực vật
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen