Chủ động chống bệnh lao như chống dịch COVID-19
Bệnh nhân COVID-19 thứ 10 tại Hà Nội là F1 duy nhất không đeo khẩu trang khi tiếp xúc BN962 / Nam sinh nhảy lầu tử vong sau khi phê ma túy cùng bạn gái
Ảnh minh họa.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Do ảnh hưởng của nặng nề của COVID-19, tỷ lệ phát hiện bệnh lao tại Việt Nam giảm 11% trong 6 tháng đầu năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương - Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia, cho biết, người dân cần nhận diện và phòng chống bệnh lao như dịch COVID-19.
Tại Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, các cơ sở y tế, các đơn vị chống lao trên toàn quốc không nằm ngoài tác động chung của dịch COVID-19 đối với toàn ngành y tế. Các đơn vị chống lao có liên quan đến bệnh phổi, nên việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm chéo COVID-19 là rất rõ ràng, điển hình là Bệnh viện Phổi trung ương là một trong những đơn vị đủ tiêu chuẩn để làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.
Do ảnh hưởng của COVID-19, số lượng người đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế hiện đang giảm mạnh, vì vậy, số lượng bệnh nhân lao tiếp cận các cơ sở giảm, việc thực hiện các hoạt động của chương trình cũng không được diễn ra, nên tình hình phát hiện bệnh nhân, công tác điều trị, đảm bảo việc tuân thủ điều trị thông qua hỗ trợ, giám sát… tất cả đều không được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các tỉnh thành cũng đã rất nỗ lực triển khai các hoạt động khi chấm dứt giai đoạn cách ly xã hội, với việc đạt 44,3% chỉ tiêu kế hoạch phát hiện cả năm. Tỷ lệ phát hiện tất cả các bệnh nhân mới và tái phát 6 tháng đầu năm đạt 45,2% chỉ tiêu kế hoạch, đây đều là những con số rất đáng khích lệ đối với chương trinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo