Tin tức - Sự kiện

Chủ tịch nước: Ngành ngoại giao cần phát huy vai trò “tai mắt”, “ăng ten”

Tiếp các đại biểu tham dự Hội nghị Ngoại giao 31, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ngành ngoại giao cần phát huy vai trò “tai mắt”, “ăng ten”, chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, nghiên cứu, đánh giá và dự báo.

Hà Nội: F0 điều trị tại nhà đủ 10 ngày, test nhanh âm tính được xác định khỏi bệnh / Học sinh lớp 1, 2 thực hiện bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp

Chiều 14/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng trao Quyết định phong hàm Đại sứ cho 26 cán bộlà lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các đơn vị của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Sau lễ trao Quyết định, Chủ tịch nước đãtiếp các đại biểu tham dự Hội nghị ngoại giao 31. Cùng dự còn có 74 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện đã về nước và 28 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện chuẩn bị lên đường nhận nhiệm vụ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định phong hàm Đại sứ bậc II cho Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định phong hàm Đại sứ bậc II cho Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu. (Ảnh: TTXVN)

Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch nước đề nghị ngành ngoại giao tiếp tục triển khai hiệu quả ngoại giao vaccine, thúc đẩy, tạo thuận lợi đi lại an toàn trong thích ứng linh hoạt, phục hồi kinh tế.

Báo cáo với Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, được tổ chức ngay sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Hội nghị Ngoại giao 31 có ý nghĩa rất quan trọng nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cùng với những đánh giá kết quả đạt được, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới tại hội nghị này, sắp tới, các các Đại sứ, Trưởng đại diện sẽ tiếp tục làm việc với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tiếp nhận thông tin và các kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đối ngoại được Đảng và Nhà nước giao.

Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng 26 cán bộđược phong hàm Đại sứ lần này; khẳng định đây là chức danh ngoại giao cao quý nhất, thể hiện sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những đóng góp của các cá nhân trong công tác đối ngoại.

Chủ tịch nước cũng nhắc lại những chỉ đạo quan trọng cần thực hiện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại Toàn quốc, đồng thời đánh giá cao Bộ Ngoại giao nói chung, các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng vào thành tựu của đất nước.

Chủ tịch nước đánh giá, nhìn lại 2 năm đại dịch Covid-19 đầy khó khăn, ngành ngoại giao đã triển khai thành công Ngoại giao trực tuyến, điện đàm, nhờ đó đã góp phần giữ nhịp điều hành, hoàn thành trọng trách năm Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên HĐBA LHQ 2020-2021. Ngoại giao vaccine là điểm sáng, thể hiện sự năng động, sáng tạo của ngành Ngoại giao, của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ trong 6 tháng, Việt Nam đã có một cuộc “marathonđối ngoại”, kết nối quan hệ với các nước láng giềng, các nước đối tác quan trọng, đan xen lợi ích chiến lược các tổ chức lớn, toàn cầu, cân bằng các mối quan hệ và nâng tầm quan hệ đối ngoại đa phương, nhất là trên cương vị Ủy viên Không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc, nâng cao vị thế quốc gia.

 

Phân tích bối cảnh khu vực và quốc tế trên thế giới, Chủ tịch nước lưu ý, trong quan hệ quốc tế ngày nay cần đề cao nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở để xử lý các vấn đề đối ngoại. Cùng với đó là thực hiện ngoại giao tâm công, “từ trái tim đến trái tim”, tự tin vào đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của ta.

Nêu một số yêu cầu đối với công tác ngoại giao thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị ngành ngoại giao tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo theo hướng chủ động, mạnh dạn hơn, nhất là trong bối cảnh các nước thay đổi chiến lược thích ứng với Covid-19, cạnh tranh địa chiến lược gay gắt, tập hợp liên minh, phục hồi kinh tế.... Thông tin cần phải tổng hòa phân tích, đánh giá và có nhiều đề xuất mang tính chất đột phá, đổi mới hơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, giao nhiệm vụ cho các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, giao nhiệm vụ cho các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước nêu rõ, Đại hội XIII lần đầu tiên ghi vào văn kiện khẳng định cần “tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Theo đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của ngành ngoại giao là giữ vững môi trường hoà bình để có điều kiện phát triển đất nước.

Chủ tịch nước nêu rõ, trong thời bình, lực lượng đối ngoại, mà các Đại sứ ở nước ngoài sẽ là lực lượng xung kích để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Trong bối cảnh cạnh tranh địa chiến lược nước lớn gay gắt, tập hợp liên minh, chủ nghĩa dân tộc gia tăng, ngành ngoại giao cần phát huy vai trò “tai mắt”, “ăng ten”, chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, nghiên cứu, đánh giá và dự báo, nghiên cứu các đối tác cho sâu, hiểu các đối tác cho kỹ, cho đúng về mục tiêu, ý đồ, dự báo hành xử của các nước để ta kịp thời có phương án phù hợp.

Bên cạnh đó là phát huy tốt nội lực để gắn kết hiệu quả với hội nhập quốc tế, trọng tâm là hội nhập kinh tế, nhằm mở rộng không gian phát triển, tăng thêm nguồn lực cho tăng trưởng nhanh, bền vững; thúc đẩy quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, hợp tác cùng có lợi, đan xen lợi ích. Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện cần gắn với các địa phương, doanh nghiệp, quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ, truyền thông tốt hình ảnh đất nước, các giá trị văn hoá, tiềm năng phát triển. Tiếp tục triển khai hiệu quả ngoại giao vắc xin, thúc đẩy, tạo thuận lợi đi lại an toàn trong thích ứng linh hoạt, phục hồi kinh tế.

 

Cùng với đó là nâng tầm đối ngoại đa phương, kết hợp chặt chẽ với song phương để phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia dân tộc. Tiếp nối thành công của các trọng trách đa phương mà Việt Nam đảm nhiệm như Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên Không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Ngành Ngoại giao cần đề xuất, tham mưu với Đảng và Nhà nước về kế hoạch đăng cai các hội nghị đa phương quốc tế trong 10 năm tới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài mới được phong hàm. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài mới được phong hàm. (Ảnh: TTXVN)

Đặc biệt cần triển khai toàn diện, mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần NQ 36/2004 và Kết luận 12 ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị theo hướng nhấn mạnh đến “trách nhiệm của Đảng, Nhà nước với kiều bào”.

Chủ tịch nước mong muốn ngành ngoại giao toàn diện, chuyên nghiệp, hiện đại hơn theo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, có tinh thần đổi mới sáng tạo và tầm nhìn chiến lược.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm