Chú trọng hơn đến các chế độ phúc lợi, BHXH, BHYT để giữ chân người lao động
Bộ Tài chính xây dựng biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP áp dụng đối với 603 dòng thuế / Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống
Ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐTBXH cho biết, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tình hình kinh tế-xã hội đã khởi sắc, hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại. Theo đó, thị trường lao động dần phục hồi, khi trong quý I/2022, lực lượng lao động là 51,2 triệu người, tăng 440.000 người so với quý IV/2021; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,1%, tăng 0,4% với quý trước; số NLĐ có việc làm là 50 triệu người, tăng 132,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, nhưng chủ yếu ở khu vực phi chính thức.
Bên cạnh đó, nhu cầu lao động tăng trở lại, trong đó nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không yêu cầu có bằng cấp, chứng chỉ (chiếm 75%); số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần (quý I/2022 giảm 489.000 người so với quý IV/2021. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động quay trở lại chiều hướng tích cực, trong đó giảm lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ so với quý IV/2021 (tỷ lệ lao động nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ hiện tại là 27,8%- 33,5%- 38,7%). Thu nhập của NLĐ tăng dần, tăng 6,4 triệu đồng quý I/2022, tăng 20,1% so với quý IV/2021 và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc, cũng còn một số vấn đề đáng quan tâm như: Nguồn cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao. Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ, riêng trong quý I/2022 xảy ra sự thiếu hụt cục bộ khoảng 120.000 lao động (gần 10% so với nhu cầu tuyển dụng), cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...
Trình độ NLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu công nghệ, nhất là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang rất tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh và đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ số lao động phi chính thức sang chính thức. Khả năng kết nối cung-cầu, giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường cũng chưa thực sự đáp ứng được thực tế.
Để giữ chân người lao động, nhiều chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An cho rằng câu chuyện không chỉ về lương mà còn các phúc lợi ngoài lương, về sự chia sẻ giữa người lao động và quản lý, về việc nhận định đúng xu hướng tâm lý của lao động trên thị trường vào từng thời điểm.
Theo đại diện ManpowerGroup Việt Nam, sau đại dịch COVID-19, tư duy cũng như nhận thức của NLĐ về vấn đề việc làm đã có nhiều thay đổi. theo đó 95% doanh nghiệp đánh giá các phúc lợi ngoài lương như chương trình đào tạo phát triển kỹ năng, có tổ chức công đoàn, bảo hiểm sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ theo mức lương, chế độ giờ làm việc linh hoạt... rất cần thiết để giữ chân người lao động. Theo khảo sát, có đến 49% người lao động sẵn sàng chuyển công ty để có được phúc lợi tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tinh giản thủ tục chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội
Đà Lạt mở thêm nhiều bãi đậu xe dịp Festival hoa
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương
Diễn đàn đổi mới sáng tạo ĐBSCL: Gắn kết cộng đồng và lan tỏa sáng chế
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán