Covid-19 làm gia tăng số hộ nghèo tạm thời về thu nhập, các vấn đề về bất bình đẳng giới
Covid-19: Chính thức công bố dịch, dự kiến hỗ trợ hộ nghèo và người lao động bị mất việc do dịch bệnh / Đề xuất hộ nghèo được giảm 15% lãi vay
Covid-19 bùng phát thời gian qua không chỉ ảnh hưởng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội… mà nó còn kéo theo rất nhiều hệ lụy. Điển hành, dịch bệnh này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ gia đình và các doanh nghiệp dễ bị tổn thương tại Việt Nam.
Trước sự tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) tại Việt Nam đã đề xuất báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp bị tổn thương ở Việt Nam – Phân tích có tính tới yếu tố giới” (RIM-2020).
Theo đó, một cuộc khảo sát qua điện thoại về việc lấy mẫu có chủ đích với 930 hộ gia đình dễ bị tổn thương và 935 đơn vị sản xuất kinh doanh dễ bị tổn thương (bao gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại 58 trên tổng số 63 tỉnh, thành khắp Việt Nam đã được thực hiện suốt trong tháng 4 và tháng 5/2020.
Covid-19 làm gia tăng số hộ nghèo tạm thời về thu nhập, gia tăng các vấn đề về bất bình đẳng giới (Ảnh minh họa).
Cuộc khảo sát đã tạo điều kiện cho RIM-2020 bao phủ góc nhìn về giới để hiểu được những tác động cũng như những thách thức và cơ hội của các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Kết quả báo cáo cho thấy:
Thứ nhất, việc giảm đáng kể thu nhập của các hộ gia đình dễ bị tổn thương đặc biệt là các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư và lao động phi chính thức.
Thứ hai, chính việc này đã dẫn tới tình trạng gia tăng hộ nghèo tạm thời về thu nhập, đặc biệt trong nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ ba, giảm đáng kể doanh thu của hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ…buộc hầu hết các doanh nghiệp này phải cắt giảm hoạt động kinh doanh, giảm số lượng người lao động do sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu đầu ra cũng như gián đoạn về chuỗi cung ứng đầu vào.
Thứ tư, tác động đáng kể theo giới cũng cho thấy sự gia tăng về đặc tính dễ bị tổn thương của các gia đình có có nữ là chủ hộ cũng như đặc thù dẻo dai gắn kết xã hội của những doanh nghiệp do nữ lãnh đạo.
Thứ năm, sự gia tăng gánh nặng việc nhà và chăm sóc người thân lên người phụ nữ cũng như gia tăng rủi ro bạo hành gia đình có yếu tố giới, do những định kiến về giới và vai trò giới vẫn đang tồn tại và ngày càng gia tăng áp lực từ dịch Covid-19 tới hộ gia đình.
Thứ sáu, mặc dù có mục đích bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi rơi vào tình trạng nghèo đói và bảo vệ những người nghèo khỏi lún sâu hơn vào nghèo đói gói các biện pháp bảo trợ xã hội của Chính phủ đã gặp phải một số thách thức trong thiết kế và thực hiện.
Bên cạnh đó, Báo cáo cũng cho thấy cần phải đánh giá sâu hơn về tác động đang biến động của Covid-19 và các chính sách phản ứng của Chính phủ để bổ sung thông tin phục vụ thiết kế triển khai một hệ thống giải pháp cho sự phục hồi hiệu quả bền vững có tính nhạy cảm về giới.
Tổ chức này cũng đề xuất, chính sách của Chính phủ cần đảm bảo 3 chữ T “Tiên lượng – Thích ứng – Tốc độ cao”. Đây chính là nền tảng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau” trông bối cảnh bình thường mới an toàn với Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo