Đề xuất phương tiện đi vào nội đô Hà Nội phải nộp 3 loại phí
Theo lộ trình xây dựng Đề án thu phí vào nội đô vừa được Sở GTVT Hà Nội đưa ra, năm 2019 sẽ xây dựng xong và trình đề án. Đề cập đến phương án thu phí, đại diện liên ngành Hà Nội cho biết, phương tiện cơ giới vào nội đô sẽ nộp ít nhất 3 loại phí lưu thông.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng / Khởi tố ông Nguyễn Hữu Tín nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh
Thu phí theo từng khu vực, tuyến đường
Sau khi Chính phủ có văn bản đồng ý cho thành phố Hà Nội lập đề án thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa ký văn bản chỉ đạo các sở ngành, quận huyện triển khai việc này. Văn bản triển khai các nội dung trên do ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký, giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, quận huyện liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính để hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, đề xuất báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Sau khi Chính phủ có văn bản đồng ý cho thành phố Hà Nội lập đề án thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa ký văn bản chỉ đạo các sở ngành, quận huyện triển khai việc này. Văn bản triển khai các nội dung trên do ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký, giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, quận huyện liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính để hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, đề xuất báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Triển khai nội dung trên, những ngày qua, Sở GTVT Hà Nội đã họp với các đơn vị có liên quan, trong đó có các sở ngành: Công an, Tài chính để hoàn thiện chính sách và một số đơn vị tư vấn để đưa ra các bước xây dựng đề án.
Theo phương án, khi triển khai đề án phương tiện giao thông tại Hà Nội sẽ chịu 3 mức phí khi vào nội đô. Ảnh: T.Đảng
Một thành viên đại diện liên ngành (Sở GTVT - Công an thành phố Hà Nội) cho biết, theo nội dung các cuộc họp đã thống nhất, khi thực hiện đề án, phương tiện xe cơ giới đi vào khu vực nội đô theo đề xuất của thành phố với Chính phủ phải đóng 3 loại phí. Bao gồm: Phí đi vào các khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông (nội đô); phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; phí phụ thu ô nhiễm môi trường khí thải qua đăng kiểm. Đối với khoản phí đi vào khu vực nội đô, đại diện liên ngành cho biết, các khoản phí này sẽ được thu theo khu từng khu vực, tuyến đường tại các quận nội thành.
Đánh giá về giải pháp thu 3 loại phí trên, đại diện liên ngành cho rằng: Giải pháp này trực tiếp tác động vào các chuyến đi của người tham gia giao thông khi đi vào khu vực nội đô - khu vực cần hạn chế lưu lượng phương tiện.
Đề cập đến phương án thu phí phương tiện vào khu vực nội đô, đại diện liên ngành cho hay, thành phố sẽ có biện pháp thu phí hiện đại không dùng trạm barie, phương án này không ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện khi di chuyển trên đường và đi vào khu vực bị thu phí.
Trình đề án trong năm 2019
Đánh giá về việc UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến Chính phủ và các bộ ngành liên quan để lập đề án thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, Bộ đồng ý cùng với Hà Nội để bổ sung, hoàn thiện các chính sách để thành phố lập triển khai đề án quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu 3 hình thức thu phí được thành phố Hà Nội đề xuất được đại diện Chính phủ ký chuyển, Bộ Tài chính thấy rằng, 2 khoản thu phí đầu tiên, gồm: phí vào khu vực nội đô và phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phương tiện là có cơ sở để triển khai. Còn khoản thu phí thứ 3 - phí phụ thu ô nhiễm môi trường khí thải qua đăng kiểm, chưa rõ căn cứ pháp lý để triển khai.
Trình đề án trong năm 2019
Đánh giá về việc UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến Chính phủ và các bộ ngành liên quan để lập đề án thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, Bộ đồng ý cùng với Hà Nội để bổ sung, hoàn thiện các chính sách để thành phố lập triển khai đề án quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu 3 hình thức thu phí được thành phố Hà Nội đề xuất được đại diện Chính phủ ký chuyển, Bộ Tài chính thấy rằng, 2 khoản thu phí đầu tiên, gồm: phí vào khu vực nội đô và phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phương tiện là có cơ sở để triển khai. Còn khoản thu phí thứ 3 - phí phụ thu ô nhiễm môi trường khí thải qua đăng kiểm, chưa rõ căn cứ pháp lý để triển khai.
Phân tích và diễn giải để triển khai từng khoản phí trên, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, với 2 khoản phí đầu tiên, trước khi Bộ Tài chính trình Chính phủ thông qua các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định, thành phố Hà Nội cần làm rõ thêm một số nội dung. Cụ thể, với phí vào khu vực nội đô, khi xây dựng đề án, cần làm rõ các chi tiết: Bản chất của khoản phí này thu khi cung cấp dịch vụ gì? Đảm bảo không trùng lặp các khoản phí sử dụng đường bộ hiện nay và phải phù hợp với quy định là trả phí thì chủ phương tiện được cung cấp dịch vụ gì?; Công nghệ thu phí ra sao, đối với xe của cư dân sống trong khu vực thu phí sẽ thu phí thế nào? Dự kiến địa điểm, nơi trông giữ phương tiện của người dân khi có nhu cầu gửi xe để di chuyển vào khu vực thu phí có được bố trí?
Với khoản thứ 2 - phí bảo bệ môi trường qua khí thải, do hiện nay nhà nước đang thu khoản này qua giá xăng dầu, nên để thu được khoản phí này, thành phố Hà Nội cần phải có thêm ý kiến thống nhất của Bộ GTVT, Bộ TN&MT để Bộ Tài chính có đủ sở sở trình Chính phủ xây dựng Nghị định riêng cho việc thu khoản phí này.
Đề cập đến khoản thu phí thứ 3 - phí phụ thu ô nhiễm môi trường khí thải qua đăng kiểm, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, khoản thu này chưa rõ căn cứ pháp lý để triển khai. Thay mặt Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, Luật Phí và lệ phí có quy định khoản phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, không quy định khoản phụ thu ô nhiễm môi trường. Vì vậy, bà Mai đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần làm rõ căn cứ pháp lý ban hành, cơ quan nào có thẩm quyền ban hành, nội hàm của khoản phụ thu này là gì.
Ông Vũ văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau khi Chính phủ đồng ý cho lập Đề án, Sở GTVT đã tổng hợp các ý kiến để lập thành đề cương thực hiện trình thành phố. Về lộ trình, ông Viện cho hay, đề án sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2019 và trình lên HĐND thành phố. Nếu được thông qua, đề án cũng được trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong năm.
Ngày 9/11, thông tin về việc tiếp thu, đưa ra lộ trình xây dựng đề án, ông Vũ văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau khi Chính phủ đồng ý cho lập Đề án, Sở GTVT đã tổng hợp các ý kiến để lập thành đề cương thực hiện trình thành phố.
Theo tienphong.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo