Điện Biên: Dịch cúm bùng phát - Bệnh viện quá tải
Từ ngày 11 - 23/12, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên thực hiện xét nghiệm 453 ca nghi ngờ mắc cúm, trong đó phát hiện 164 ca dương tính với virus cúm A, virus cúm B.
Nhà sản xuất Will Vũ từng thuyết phục Chi Pu đi ở trọ trong... khu ổ chuột / Bão Phanfone có khả năng vào Biển Đông
ThS.BS Cao Văn Thắng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm cho biết: Khoảng 10 ngày gần đây, lượng bệnh nhân mắc cúm nhập viện tăng đột biến, ngày cao nhất là 22 trường hợp. Hiện tại, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện khoảng 50 ca/ngày, chủ yếu là trẻ em, chưa kể số bệnh nhân đến khám. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải nằm ghép 2, ghép 3/giường bệnh.
Ảnh minh họa.
Bệnh cúm thường lây lan nhanh nhất qua đường hô hấp, nước bọt, nước tiết mũi họng, hắt hơi, qua tiếp xúc nói chuyện, ho… Cúm thường ủ bệnh khoảng 1 tuần. Sau đó, xuất hiện các biểu hiện như: sốt, choáng váng, buồn nôn, rét run, mệt mỏi, toàn thân khó chịu. Triệu chứng hắt hơi sổ mũi thường xuất hiện 2 - 3 ngày, sau đó bệnh chuyển sang sốt cao liên tục kèm theo mệt mỏi khoảng 4 - 7 ngày. Bệnh sẽ dần bình phục trong vài tuần. Ở những người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ tự khỏi trong 3 - 4 ngày.
ThS.BS Cao Văn Thắng khuyến cáo: Khi mắc cúm, người bệnh rất dễ bị bội nhiễm (các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi) và dễ có nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và trẻ em, hoặc người mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp... Khi nghi ngờ có các dấu hiệu mắc bệnh cúm, người dân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, phân loại cúm để có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng kháng sinh tại nhà.
Thực hiện cách ly người bệnh cúm và nên hạn chế giao tiếp với những người chưa nhiễm bệnh để tránh việc bị lây lan sang nhiều người khác. Sát khuẩn khu vực ổ bệnh để phòng chống lây lan sang các khu vực lân cận. Thực hiện vệ sinh khu nhà ở, phòng ngủ sạch sẽ để phòng chống nguồn bệnh. Bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều trái cây chứa vitamin C như bưởi, ổi, nước ép cà chua, cam vắt… Thường xuyên luyện tập, rèn luyện hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh cúm hiện nay là tiêm vaccine cúm hàng năm.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng vaccine cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ tuổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ tử vong ở tuổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.
Theo PV/VTV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường
Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân
Người Việt tại Anh rộn ràng đón Tết Nguyên đán
Tinh gọn bộ máy: Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ đêm 27/1 – 2/2, có nơi dưới 3 độ C
Cột tin quảng cáo