Động lực tăng trưởng từ các tuyến đường bộ cao tốc
Tạm dừng hoạt động cảng Sông Hàn phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế 2023 / Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Giải quyết các nút thắt, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Thực tế cho thấy, địa phương nào có đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã được khai thác đều tăng tốc hơn so với thời kỳ trước. Tại tỉnh Bình Thuận, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đang được khơi thông và tăng tốc trở lại, góp phần bứt phá trong phát triển.
Ngay sau khi được đưa vào khai thác, tuyến đường bộ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã rút ngắn thời gian từ TP Hồ Chí Minh đến Phan Thiết, Bình Thuận gần một nửa. Lưu thông thuận tiện đang giúp mũi nhọn kinh tế du lịch Bình Thuận khởi sắc.
Không chỉ du lịch, các dự án bất động sản của Bình Thuận cũng đã sôi động trở lại. Nhiều nhà đầu tư đã chọn Bình Thuận để triển khai các dự án. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận cũng đang gấp rút hoàn thành các trục kết nối với cao tốc để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế địa phương.
Từ cao tốc Long Thành - Dầu Giây, các xe sẽ rẽ phải vào hướng đi cao tốc Phan Thiết. (Ảnh: Báo Đầu tư)
"Đến thời điểm này tỉnh đã hoàn thiện 3 trục kết nối đến các cảng biển trung tâm du lịch, logistics và các huyện", ông Nguyễn Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận, cho biết.
Ngay trong quý I năm nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh Bình Thuận đã đạt gần 10%, đứng thứ 2 cả nước. Ngành du lịch - dịch vụ với mức tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước không chỉ giúp địa phương này tăng tốc mà còn tạo chuỗi liên kết với các địa phương khác trên trục cao tốc Bắc - Nam
"Thúc đẩy các lĩnh vực du lịch dịch vụ, thường như mọi năm chỉ trong dịp Tết, bắt đầu vào quý II và quý III có thể thúc đẩy nhanh lĩnh vực này, đặc biệt ở những trung tâm lớn", ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho hay.
Hiện trục đường bộ cao tốc Bắc - Nam đang kết nối 74% các cảng biển và 75% các khu kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới, nếu chất lượng hạ tầng giao thông của Việt Nam tăng khoảng 10% thì thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tăng 24% do chi phí logistics được đưa về mức hợp lý. Đây chính là một trong những điều kiện giúp lưu thông hàng hóa được nhanh hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo