Dự thảo của Bộ GDĐT cho phép sinh viên sư phạm bán dâm ba lần?
Kỷ luật chủ tịch huyện vì “nợ như chúa chổm” / Á hậu, MC bán dâm nửa tỷ/lần: Tại sao không công khai danh tính người mua?
Dư luận đầy hoang mang.
Phải chăng Bộ GDĐT công nhận hoạt động mại dâm? Sinh viên các trường khác được bán dâm? Bộ chỉ siết sinh viên ngành sư phạm? Ngay cả sinh viên ngành sư phạm thì bộ cũng chỉ “khống chế” với sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp. Với sinh viên hệ đại học thì…vô tư hành nghề mại dâm?
Đặc biệt là quy định đến lần thứ 4 mới bị đuổi học.
Trong khi Điều 4 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành tháng 10/2003, quy định rõ:
Nghiêm cấm các hành vi sau đây: Mua dâm; bán dâm, chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; các hành vi khác liên quan hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
Thế nhưng, khi soạn thảo quy chế thì Bộ GDĐT lại chỉ biết “một mình một sân” mà không tham chiếu các quy định của pháp luật.
Trước thực tế không thể phủ nhận là, hiện tượng nữ sinh viên tham gia hoạt động mại dâm là có. Nhưng để chặn kiểu “ phạt cho tồn tại” đến lần thứ 4 như dự thảo của Bộ GDĐT quả thật là…không thể tin nổi.
Người đứng đầu Bộ GDĐT là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, một lần nữa điểm tín nhiệm lại…lao dốc không phanh.
Theo thông tin trên báo Người lao động: Khoảng 22 giờ ngày 29/10, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GDĐT) đã rút dự thảo Thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên (HSSV), đối với các ngành đào tạo giáo viên…trong đó, quy định sinh viên cao đẳng, trung cấp sư phạm bán dâm bốn lần sẽ bị đuổi học.
Dự thảo này bị rút khỏi website của Bộ GDĐT chỉ vài giờ sau khi được báo chí đăng tải rộng rãi.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GDĐT phân trần: “Quá trình soạn thông tư này, ban soạn thảo đã nhận thấy một số nội dung liên quan đến phụ lục, quy định khung xử lý kỷ luật đối với một số hành vi vi phạm của HSSV, trong đó có hành vi hoạt động về mại dâm không còn phù hợp, cần thiết phải điều chỉnh khi ban hành quy chế mới.
Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật các phiên bản dự thảo để đưa lên Cổng thông tin điện tử xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, Ban soạn thảo đã sơ suất, chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất”.
Dù là lỗi của ai- như Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nói- thì cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm, làm việc cẩu thả của thành viên Ban soạn thảo, gây dư luận không tốt với Bộ GDĐT khi công khai dự thảo trên cổng thông tin của bộ.
Cách đây 5 năm, Bộ GDĐT cũng từng làm dư luận “ngã ngửa” khi ban hành Thông tư số 24/2013, cộng điểm ưu tiên tuyển sinh đại học, cao đẳng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước và từ ngày 1/1/1945…
Khi bị dư luận phản ứng thì ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT) phân bua là, Thông tư 24 là cụ thể hóa Pháp lệnh người có công và Nghị định 31 của Chính phủ, bổ sung một số đối tượng ưu tiên.
Ông Khôi thừa biết là các đối tượng được bộ ưu tiên đó ở tuổi “xưa nay hiếm”, chỉ làm cho uy tín của bộ giảm đi.
Quả, lãnh đạo Bộ GDĐT đã “vụng chèo” lại không khéo chống
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao