Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát tại Đồng bằng sông Cửu Long?
Đà Nẵng: Tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Quý Mão 2023 / Việt Nam cần thận trọng trước các thách thức
Ngày 19/12, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam - Văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL và Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông” với sự tham gia các nhà quản lý, chuyên gia và đặc biệt hơn có hàng chục cơ quan báo, đài địa phương và trung ương đóng tại khu vực ĐBSCL đến tham dự.
Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, Tổ chức đang cùng với Tổng cục Phòng, chống thiên tai thực hiện Dự án Quản lý cát bền vững (IKI SMP) với mục tiêu giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc hỗ trợ quản lý và khai thác cát bền vững ở ĐBSCL.
Khai thác cát trên sông Hậu.
Vùng ĐBSCL là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đặc biệt nơi đây còn là trung tâm của sản xuất nông nghiệp với dân số khoảng 18 triệu người. Đây là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn, đóng góp 31,37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.
Thăm dò lượng cát trên sông Hậu.
Thời gian qua, WWF-Việt Nam đã triển khai Dự án “Giảm thiểu tác động BĐKH và phòng, chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công - tư trong khai thác cát bền vững vùng ÐBSCL” (gọi tắt là Dự án quản lý Cát bền vững). Dự án được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2024 nhằm góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng và giảm thiểu rủi ro về kinh tế - xã hội do BĐKH ở ÐBSCL. Một trong những mục tiêu của dự án là tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về tác động của việc khai thác cát không bền vững, làm gia tăng thiên tai cho khu vực. Từ đó thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng.
Hiện tại, dự án đã hoàn thành các hoạt động khảo sát đo đạc trên hiện trường của hai gói công việc chính là gói Ngân hàng Cát và gói Kế hoạch Duy trì hình thái sông. Dự kiến, các kết quả chính thức sẽ được công bố vào tháng 3/2023 tới.
Các tài liệu khoa học cho thấy lưu vực sông Mekong đóng góp lượng trầm tích cho vùng ÐBSCL với tỷ lệ bồi tụ trung bình hằng năm từ 0,3 - 1,8mm. Lượng trầm tích đổ về đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự sụt lún, sạt lở, xâm nhập mặn... và là nguồn duy trì, nuôi dưỡng đồng bằng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của giới chuyên gia thời gian qua cho thấy, lượng phù sa, bùn cát của sông Mekong đã giảm khoảng 50%, từ 160 triệu tấn vào năm 1992 xuống còn 75 triệu tấn năm 2014. Theo báo cáo của Ủy hội Sông Mekong công bố năm 2018, tổng lượng trầm tích (bao gồm cát) đổ về sông Tiền và sông Hậu đang ngày càng giảm dần và dự kiến chỉ còn khoảng 4,5 triệu tấn trầm tích vào năm 2040. Nguyên nhân là do hàng loạt thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn.
Bên cạnh đó, độ sâu của sông Tiền và sông Hậu năm 2008 đã tăng thêm 1,3m so với thời điểm năm 1998, tương đương 90 đến 110 triệu m3 trầm tích bị giảm đi từ lòng sông. Nhưng từ năm 2008 đến 2016, độ sâu của sông Tiền và sông Hậu diễn ra nhanh hơn, trung bình sâu thêm 3 - 7m. Điều này cho thấy trầm tích đang bị lấy đi khỏi lòng sông ngày càng nhiều so với giai đoạn 1998 - 2008.
Đáng báo động là khoảng 66% đường bờ biển trên toàn vùng ĐBSCL đang có nguy cơ sạt lở. Tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, gia tăng cả về tần suất và quy mô. Ảnh hưởng của sạt lở đều đã nhận thấy rất rõ và chắc hẳn chúng ta chưa quên đợt sạt lở kinh hoàng tại sông Vàm Nao, đoạn đi qua xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang xảy ra vào tháng 4/2017. Đến nay, vụ sạt lở vẫn còn là nỗi ám ảnh đối với người dân và nỗi trăn trở của các ngành chức năng, chuyên gia, nhà khoa học và cả đội ngũ những người làm báo, mong muốn tìm một giải pháp phòng chống lại sạt lở và con đường đó phải là “quản lý cát bền vững”.
Từ đó cho thấy sự đóng góp rất quý báu của các nhà quản lý, chuyên gia và phóng viên, nhà báo trong lĩnh vực truyền thông về biến đổi khí hậu trong thời gian qua. Bên cạnh đó, truyền thông để tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về tác động của việc khai thác cát không bền vững đã làm gia tăng thiên tai cho khu vực ĐBSCL. Qua việc truyền thông đó, thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh