Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UNICEF triển khai hiệu quả dự án “Học tập cho trẻ em”

DNVN - Sau 5 năm triển khai, dự án “Học tập cho trẻ em” đã góp phần giải quyết được các vấn đề về những tồn tại trong việc đảm bảo giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục, xóa bỏ chênh lệch trong tiếp cận giáo dục giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Phú Thọ xét tuyển 550 giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục trong năm 2021 / Bộ GD-ĐT: Sẽ tổ chức dạy học trực tiếp tại các địa phương xác định thuộc cấp độ 1 và 2

Dự án “Học tập cho trẻ em” được triển khai trong giai đoạn 2017 - 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là cơ quan chủ quản, Ban quản lý các dự án Bộ GD&ĐT là chủ dự án - cơ quan quốc gia thực hiện dự án, Hội đồng dân tộc Quốc hội là cơ quan đồng thực hiện (chủ dự án thành phần).

Mục tiêu của Dự án là nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý và chính sách; góp phần thực hiện các quyền học tập của trẻ em; tăng cường trách nhiệm của hệ thống giáo dục để có thể thực hiện các cam kết đối với giáo dục hoà nhập và bình đẳng trong bối cảnh thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.

Sau 5 năm triển khai, dự án “Học tập cho trẻ em” đã đạt được những mục tiêu nhất định.

Dự án “Học tập cho trẻ em” được triển khai trong giai đoạn 2017 - 2021 do Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ quản, Ban quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban QLCDA) là chủ dự án - cơ quan quốc gia thực hiện dự án.

Tại Việt Nam, nhu cầu cho trẻ em dưới 5 tuổi đi học mầm non ở một số địa phương không tăng do quan niệm văn hoá, đặc biệt đối với các hộ gia đình nghèo, cho rằng trẻ có thể học ở gia đình. Nhận thức về các nhu cầu của trẻ theo từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển của lứa tuổi vẫn còn thấp. Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với các cơ hội bất bình đẳng trong chăm sóc, giáo dục trẻ thơ và các dịch vụ phát triển trẻ thơ kém chất lượng cho nhóm trẻ thiệt thòi. Tỷ lệ trẻ đến trường, lớp và các cơ sở giáo dục mầm non ở khu vực nông thôn và các tỉnh miền Nam thấp hơn so với khu vực thành thị và các tỉnh miền Bắc. Tình trạng thiếu giáo viên được đào tạo và cơ sở vật chất trường lớp cho giáo dục mầm non là những vấn đề cần được quan tâm. Trẻ em khuyết tật gặp nhiều khó khăn như kỳ thị và phân biệt đối xử do nhiều nguyên nhân như trường, lớp bị tách riêng; giáo viên thiếu kiến thức và kỹ năng dạy giáo dục hoà nhập; thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ trẻ em khuyết tật; thiếu các diễn đàn để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay và các bài học kinh nghiệm... Đây là những vấn đề cần được giải quyết trong khuôn khổ của dự án.

Trong khuôn khổ tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam tăng cường giáo dục hoà nhập, công bằng, dựa trên quyền góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 với mục đích “Không ai bị bỏ lại phía sau”, UNICEF sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng tất cả trẻ em, không phân biệt giới tính, dân tộc, hoàn cảnh kinh tế xã hội hay hoàn cảnh cá nhân đều được tiếp cận giáo dục đảm bảo chất lượng từ bậc học mầm non đến phổ thông, được học tập và phát huy hết tiềm năng của bản thân.

Dự án “Học tập cho trẻ em” được triển khai trong giai đoạn 2017 - 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) là cơ quan chủ quản, Ban quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban QLCDA) là chủ dự án - cơ quan quốc gia thực hiện dự án,

Sau 5 năm triển khai, dự án “Học tập cho trẻ em” đã đạt được những mục tiêu nhất định.

Để đạt được mục tiêu đó, dự án đã hỗ trợ các chương trình và sáng kiến giáo dục đổi mới tập trung vào nhóm trẻ em dễ bị tổn thương và ít được quan tâm nhất. Mục tiêu hợp tác cơ bản giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam là cùng nhau hợp tác nhằm nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo, năng lực của cộng đồng và cha mẹ để thực hiện các nghĩa vụ đối với trẻ em. Các nghĩa vụ này bao gồm việc đảm bảo quyền của tất cả trẻ em được đi học ở các cơ sở đảm bảo chất lượng, công tác chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và phục hồi sau thiên tai. UNICEF sẽ tập trung vào các kết quả học tập, bình đẳng giới, tiếp cận toàn diện, đảm bảo việc duy trì học tập và hoàn thành cấp học cho tất cả trẻ em thiệt thòi bao gồm cả học sinh khuyết tật.

Về cơ bản, sau 5 năm triển khai, dự án đã góp phần hoàn thiện chính sách, tài liệu thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục cho trẻ em; tăng cường trách nhiệm của hệ thống giáo dục để có thể thực hiện các cam kết đối với giáo dục hòa nhập và bình đẳng; tăng cường cơ chế theo dõi báo cáo các số liệu, quản lý thông tin nhằm thực hiện cam kết đối với giáo dục hòa nhập và bình đẳng; góp phần xây dựng hệ thống giáo dục tạo điều kiện cho mọi trẻ em; tăng cường hiệu quả quản lý thực hiện, giám sát công tác triển khai hoạt động dự án.

 

Bình đẳng và hòa nhập là hai yếu tố chính trong công tác cải cách giáo dục nhằm chuyển đổi từ hệ thống dạy và học một chiều, bị động sang một hệ thống dạy và học dựa trên năng lực, hiện đại, thúc đẩy sự sáng tạo, tự lực, tư duy đổi mới và vận dụng thực tế kiến thức. Đây là một bước tiến mang tính chiến lược, phù hợp với Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về giáo dục đến năm 2030 và một số chỉ tiêu của Mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SGD 4) về giáo dục.

Linh Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm