Giáo dục

Kỳ thi năng khiếu báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

DNVN - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra một số lưu ý giúp thí sinh làm tốt bài thi năng khiếu báo chí trong kỳ thi sắp tới.

TP HCM thông báo tìm tài xế chở nữ bệnh nhân mắc COVID-19 / Cận cảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam

Kỳ thi năng khiếu báo chí là kỳ thi xét tuyển đầu vào bắt buộc đối với những thí sinh dự thi các nhóm ngành nghiệp vụ Báo chí gồm 6 chuyên ngành: Báo in, Ảnh báo chí, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Quay phim truyền hình và Báo mạng điện tử.

Đây sẽ được tính là một môn chính thức trong tổ hợp môn xét tuyển cho nhóm ngành Báo chí.

Kỳ thi năng khiếu báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn được những sinh viên đủ tiêu chuẩn để theo học ngành báo chí. Tính chất của bài thi sẽ nhằm phát hiện năng khiếu của các thí sinh, ghi nhận những thí sinh phù hợp với yêu cầu của ngành học.

Bài thi môn năng khiếu báo chí được Học viện ra đề và tổ chức chấm thi, được chia làm 2 phần với tổng thời gian là 150 phút.

Bài thi trắc nghiệm (3 điểm) gồm 30 câu hỏi với thời gian làm bài 30 phút, mục đích là kiểm tra hiểu biết chung về các vấn đề đời sống xã hội của thí sinh.

Phần thứ hai là bài thi tự luận (7 điểm) gồm 2 câu hỏi với thời gian làm bài 120 phút.

Kỳ thi năng khiếu báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Kỳ thi năng khiếu báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Với các chuyên ngành như Báo in, Báo mạng điện tử, Báo phát thanh và Báo truyền hình, các thí sinh trải qua hai phần thi nữa: một phần thi kiểm tra kiến thức nền về ngôn từ, tìm những lỗi sai cơ bản trong văn bản được giao và một phần thi kiểm tra cách diễn đạt, sử dụng từ, trình bày ý tưởng để đánh giá tư duy logic của thí sinh.

Thí sinh có thể tìm lại bài thi năng khiếu của những năm trước và làm thử. Nội dung câu hỏi mỗi năm có khác nhau, nhưng cấu trúc vẫn giữ nguyên để các thí sinh không bị lúng túng trong kỳ thi.

Theo PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng, với các chuyên ngành Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình sẽ là phần thi vấn đáp để có thể đánh giá được cách thức ứng xử, nói năng, hình thức của các thí sinh. Trong đó, các thí sinh có thể sẽ được xem một số bức ảnh, một đoạn video ngắn để viết một bài khoảng 500 chữ để cảm nhận về bức ảnh hay video đó.

 

“Ngoài ra, các thí sinh nên chịu khó theo dõi tin tức thời sự trên báo đài, mạng Internet. Điều này giúp các em có thêm tri thức để lập luận, cách viết có sức nặng hơn, cách thể hiện quan điểm cũng logic hơn. Việc quan tâm đến các sự kiện, vấn đề thời sự cũng chính là chỉ mối cho thấy em có tố chất - năng khiếu báo chí”, PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng chia sẻ thêm.

PGS.TS Phạm Minh Sơn, Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền lưu ý, một điều kiện không thể thiếu đó là sức khỏe, cụ thể là chiều cao. Với chuyên ngành Quay phim, sinh viên phải có đủ sức khỏe, chiều cao để vác và sử dụng máy quay vì đặc thù của nghề này là phải di chuyển nhiều.

Để thi vào ngành Báo chí ngoài đam mê, các em cần có sự năng động, sáng tạo, ý chí quyết tâm cao.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Học viện khuyên thí sinh không nên theo học các lớp ôn thi năng khiếu báo chí. Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định không tổ chức bất kì một lớp ôn luyện nào, tất cả các lớp tổ chức ôn thi năng khiếu báo chí đều không chịu sự quản lý của Học viện. Do đó, Học viện không chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của nội dung ôn tập cũng như hình thức ôn thi của các lớp đó.

Dự kiến, kỳ thi năng khiếu báo chí sẽ được tổ chức vào đầu tháng 7/2021.

 

Lê Hằng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm