Cận cảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam
Bộ Y tế thông tin về vắc xin Covid-19 của AstraZeneca dừng tiêm ở một số nước / Yêu cầu điều tra nguyên nhân 12 ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Covid-19
Sáng nay, khoảng 30 tình nguyện viên tiếp theo trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đã được tiêm mũi vắc xin Nanocovax thứ hai. Những người này ở độ tuổi đa dạng, trong đó tình nguyện viên lớn tuổi nhất là 70 tuổi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng tiêm mũi 2 giai đoạn 2 của vắc xin Nanocovax. Trước đó, ngày 26/2, ông đã tiêm mũi 1 vắc xin này.
Sau tiêm, Phó Thủ tướng đến thăm hỏi và động viên các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm. Ông bày tỏ sự cảm kích với những đóng góp của các tình nguyện viên trong việc nghiên cứu vắc xin Covid-19, để đẩy lùi đại dịch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax mũi 2 sáng 26/3. Ảnh:Minh Khôi |
Chia sẻ trong buổi tiêm thử nghiệm mũi thứ hai, giai đoạn hai của vắc xin Nanocovax, Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, tháng 9, có thể có sản phẩm thương mại của vắc xin này.
Theo ông Quyết, với tiến độ nghiên cứu hiện tại, cuối tháng 4, vắc xin Nanocovax sẽ kết thúc mũi tiêm thứ hai của giai đoạn thử nghiệm thứ hai. Đến cuối tháng 6, sẽ có báo cáo kết quả nghiên cứu lên Hội đồng đạo đức, Bộ Y tế để tiếp tục giai đoạn thử nghiệm thứ ba.
“Chúng tôi đang rút ngắn tối đa thời gian nghiên cứu vắc xin Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và tính an toàn. Cần nhấn mạnh rằng, trong nghiên cứu thử nghiệm vắc xin, theo quy định của thế giới, điều quan trọng nhất là phải đánh giá hiệu quả của vắc xin trong việc bảo vệ người dân không bị lây nhiễm trong môi trường có thể đã tồn tại lây nhiễm trong cộng đồng”, GS Quyết cho hay.
Trong giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax, sẽ có khoảng 10.000 người được tiêm.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cũng tiêm thử nghiệm vắc xin trong sáng nay. Ảnh:Thành Nam
GS Quyết nhấn mạnh, có một “đòn bẩy” quan trọng giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu vắc xin trong giai đoạn này. Theo đó, ở quy định quốc tế về thử nghiệm vắc xin, khi có 1 vắc xin đã được thếgiới công nhận (như vắc xin AstraZeneca), có thể cho phép thử nghiệm hơn kém.
Đây là thử nghiệm để so sánh vắc xin đang nghiên cứu với vắc xin đã được công nhận về hiệu lực bảo vệ như khả năng sinh kháng thể, khả năng diệt virus. Nếu yếu tố này tương đương, có thể tiến hành cấp phép cho sử dụng vắc xin đang nghiên cứu.
“Trước mắt, trong giai đoạn 3 thử nghiệm vắc xin Nanocovax, chúng ta có thể chỉ cần làm trên 10.000 người, trong đó có 5.000 người tiêm vắc xin AstraZeneca và 5.000 người tiêm vắc xin Nanocovax. Với phương án này, hoàn toàn có cơ sở khoa học để có thể so sánh về những tác dụng phụ, hiệu quả sinh kháng thể, hiệu quả diệt virus”, GS Quyết cho hay.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên tình nguyện viên tiêm thử nghiệm.Ảnh:Minh Khôi
Giám đốc Học viện Quân Y cũng nhấn mạnh: “Với diễn biến như hiện tại, tôi tin rằng khả năng rất cao vào tháng 9 này chúng ta có thể có sản phẩm thương mại của vắc xin Covid-19 Việt Nam. Chúng ta có quyền tin là chúng ta sẽ thành công”.
Trước đó, qua kết quả của giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, vắc xin Nanocovax đã cho thấy sự an toàn, tạo được kháng thể tốt. Có một số nghiên cứu dù cỡ mẫu chưa lớn nhưng cũng có thể thấy vắc xin có hiệu quả tốt với các biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh.
Giai đoạn 2 của nghiên cứu sẽ thử nghiệm với số lượng mẫu lớn hơn giai đoạn 1, dự kiến trên 560 tình nguyện viên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh