Giáo dục

Lào Cai: Tỷ lệ chuyên cần học sinh đạt 96,7% khi rét đậm, rét hại kéo dài

DNVN - Rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và học tập của học sinh vùng cao. Nền nhiệt độ tại nhiều địa phương vùng cao của tỉnh lào Cai, đặc biệt là thị xã Sa Pa, những ngày này dưới 10 độ C, đêm và sáng từ 1-3 độ C, xuất hiện sương muối và băng giá.

Đà Nẵng: Cử tri lo lắng vì có 13 trường lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều / Chủ tịch TP Đà Nẵng nói về hướng xử lý việc 13 trường chọn sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều

Giờ học của cô và trò Trường mầm non Nấm Lư, Mường Khương.

Giờ học của cô và trò Trường mầm non Nấm Lư, Mường Khương.

Rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và học tập của học sinh vùng cao. Để bảo đảm sức khỏe và duy trì tỷ lệ chuyên cần các trường học đã triển khai nhiều biện pháp giữ ấm cho học sinh bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Chính vì thế theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, tỷ lệ chuyên cần học sinh toàn tỉnh sau Tết Dương lịch đạt 96,7% trong đó tỷ lệ chuyên cần học sinh bậc học Mầm non đạt 92%, bậc học tiểu học đạt 98,3%, bậc THCS đạt 98%, bậc THPT đạt 98,5%.

Bữa ăn trưa của trẻ ở Trường Mầm non Pa Cheo thuộc xã Pa Cheo vùng khó khăn nhất, huyện Bát Xát, với tổng số 342 học sinh và có 7 điểm trường lẻ, 100% là học sinh người dân tộc Hmông, những ngày này điểm chính và các điểm lẻ học sinh được giữ ấm, bữa ăn của trẻ được đảm bảo, cơm được bảo quản bằng thùng dữ nhiệt, chăn ấm được tăng cường nhiều hơn, các phòng học được che kín các ô thoáng đảm bảo học sinh ấm, công tác tuyền truyền với các bậc phụ huynh tăng cường mặc áo ấm cho trẻ và các biện pháp đảm bảo ấm cho trẻ khi đến trường cùng được nhà trường rất quan tâm, chính vì vậy tỷ lệ chuyên cần của trường luôn đạt 95%, toàn huyện đạt 98%.

Cô và trò Trường mầm non Nấm Lư, Mương Khương.

Cô và trò Trường mầm non Nấm Lư, Mương Khương.

Chia sẻ với cô giáo Bùi Thị Hồng Nhẫn - Hiệu trưởng Trường Mầm non Nấm Lư huyện Mường Khương cho biết: "Những ngày rét buốt này, sỹ số ở các lớp trẻ được duy trì đủ vì khi đến lớp các con được chăm sóc tốt hơn, được giữ ấm trong lớp bằng đèn sưởi. Nếu ở nhà, bố mẹ đi làm nương rẫy cả ngày không có điều kiện chăm nom.

Cô giáo Nhẫn cho biết: "Mùa đông các cháu đi học rất khó khăn, vất vả bởi vì phụ huynh thiếu thốn về vật chất, không có điều kiện để mua sắm trang phục áo ấm cho các con đi học, có những trẻ khó khăn không có dép để đi, nhà trường được cá nhân gia đình cô Ma Sèo Chú ở thị trấn Mường Khương ủng hộ nhà trường 15 đèn sưởi cho đủ 15 nhóm lớp. Đồng thời nhà trường cùng thường xuyên nhắc cô giáo khi trả trẻ phải nhắc nhở phụ huynh mặc ấm cho trẻ và đeo dép thường xuyên khi đến lớp, bên cạnh đó yêu cầu cô nuôi đun nước ấm để phục vụ sinh hoạt các nhân của trẻ trong thời gian ở trường, đảm bảo hệ thống phản, chăn ấm cho học sinh đảm bảo bữa ăn nóng và tham mưu với ngành mua sắm trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho lớp học luôn ấm áp, chính vì thế tỷ lệ chuyên cần của nhà trường luôn đạt 98%".

Theo thầy giáo Đỗ Văn Tân, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã SaPa, việc cho học sinh nghỉ tránh rét do các trường chủ động trên cơ sở nắm bắt tình hình thời tiết thực tế: "Bởi vì ở SaPa có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, ví dụ như khu vực từ xã Mường Hoa trở xuống thường ấm hơn. Chính vì lẽ đó, UBND thị xã có văn bản chỉ đạo vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 6 độ C, Hiệu trưởng các trường sẽ chủ động quyết định việc nghỉ học, thông báo tới phụ huynh học sinh; đồng thời, báo cáo cho Phòng Giáo dục và UBND thị xã nắm bắt".

Một số trường học, mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng vẫn duy trì việc dạy và học bình thường, bởi nhà trường được trang bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất. Thậm chí học sinh đi học còn đảm bảo giữ ấm tốt hơn ở nhà và không làm đảo lộn thời gian, công việc của phụ huynh. Do vậy, trong những ngày rét đậm, rét hại trên địa bàn SaPa, tỷ lệ chuyên cần học sinh các khối Trung học cơ sở, Tiểu học giảm không đáng kể với khoảng 0,01%. Để làm được điều đó, công tác phòng, chống rét cho học sinh đã được ngành Giáo dục và Đào tạo SaPa quan tâm và chủ động từ đầu năm học. Cụ thể, từ nguồn đầu tư của thị xã Sa Pa và Sở Giáo dục và Đào tạo, hơn 10 tỷ đồng đã được SaPa dùng để duy tu sửa chữa phòng học như: Cửa sổ, cửa chính, lợp lại mái, lát lại nền và các hạng mục cơ bản trường lớp trong công tác phòng, chống rét, kết quả hiện nay tỷ lệ chuyện cần của Mầm non đạt 92%, TH đạt 98,8%, THCS đạt 97,14%.

Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Chải, Sa Pa.

Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Chải, SaPa.

Tại huyện Bắc Hà, thầy giáo Bùi Văn Tiến, Trưởng phòng GD&ĐT cho biết, hiện có 60 trường học trong đó có 32 trường phổ thông dân tộc bán trú, 1 trường có học sinh bán trú, với tổng số 19.000 học sinh. Ngành đã chỉ đạo các trường mỗi ngày, tổ cấp dưỡng của nhà trường luôn cố gắng để các em học sinh có được bữa ăn nóng sốt, ngon và đủ chất. Vào mùa đông, khẩu phần ăn được điều chỉnh thời gian làm nóng khi chuẩn bị ăn. Đặc biệt, các nhà trường nhà trường cần có kế hoạch để thực đơn mỗi ngày được thay đổi, không trùng nhau để các em học sinh ăn ngon miệng. Bắc Hà hiện là huyện nằm trong Top có tỷ lệ chuyên cần cao nhất tỉnh, cụ thể như THCS đạt 99%, mầm non đạt 95%, tiểu học đạt 99%, Theo dự báo, những ngày tới ở Lào Cai, các đợt rét đậm, rét hại tiếp tục kéo dài, các cơ sở giáo dục ở vùng cao luôn chủ động các biện pháp phòng, chống rét kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Đình Thơm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm