Giáo dục

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

( DNVN ) - Trong những năm gần đây, huyện Hóc Môn thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo các cấp, tập trung giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp

Bộ GDĐT giải trình về sách giáo khoa, sách VNEN, tài liệu Công nghệ Giáo dục / Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng mua cổ phần của Đại học Hoa Sen


Phát huy hoạt động khuyến học, khuyến tài, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đối với giáo dục mầm non, huyện có 206 cơ sở (trong đó có 17 trường mầm non công lập), có 192 cơ sở đạt chất lượng về an toàn thực phẩm và điều kiện học tập, giáo dục mầm non trên địa bàn huyện đã có bước phát triển đáng ghi nhận.

Giáo viên xây dựng môi trường làm việc thoải mái, cởi mở và thực hiện hoạt động dạy học thực tiển cho trẻ

Giáo viên và các em học sinh sôi nổi trong các hoạt động của buổi học

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non vẫn còn một sốhạn chế như: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có thâm niên thấp, chưacó nhiều kinh nghiệm, chưa nhận thức cao về ý nghĩa của hoạt động dạy học cũng như cung cấp những biểu tượng riêng lẻ và hệ thống hiện thực xung quanh của trẻ; các trường chưa thường xuyên xác định những thuận lợi, khó khăn, cũng như đưa ra lộ trình điều chỉnh và hướng đi thích hợp trong kế hoạch hoạt động dạy học phù hợp, gần với thực tiễn. Chưa xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, cởi mở khi thực hiện hoạt động dạy học cho trẻ.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục để học sinh được phát triển một cách toàn diện, việcquản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Hóc Môn, từ thực tế cho thấycần thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:

Một là, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động dạy học ở trường mầm non cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Lãnh đạo nhà trường thưng xuyên tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động dạy học cho trẻ mầm non, quan tâm, gương mẫu trong hoạt động dạy học cho trẻ, thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên soạn bài giảng và thực hiện bài ging theo thời khóa biểu, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tham gia các buổi hội thảo chuyên đề giúp giáo viên có thể chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình dy học hiệu quả cho trẻ.

Xây dựng kế hoạch để cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu thực thiện các đề tài khoa học, các dự án về quản lý trường học nhằm giúp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những thành tựu khoa học quản lý nhà trường, chương trình giáo dục, hoạt động dạy học ưu việt; khuyến khích giáo viên tích cực trong việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuyên môn hoạt động dạy học cho trẻ.

 

Nhà trường tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị bài của giáo viên thường xuyên thông qua dự giờ thăm lớp theo định kỳ, đột xuất. Xây dựng môi trường làm việc thoải mái, cởi mở cho giáo viên thực hiện hoạt động dạy học cho trẻ.

Hai là, xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học ở trường mầm non theo hướngđổi mới phương pháp dạy học, lấy trẻ làm trung tâm của quá trình dạy học. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch cho cả năm học cụ thể, dạy đúng theo chương trình, chế độ sinh hoạt của trẻ.

Chỉ đạo giáo viên khai thác trò chơi, tự thiết kế đồ dùng học tập và soạn giáo án giảng dạy phù hợp với trẻ mầm non; tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ các hoạt động của từng bộ phận, đồng thời biểu dương khen thưởng kịp thời các cá nhân có cố gắng nâng cao tay nghề, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ba là, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầuđiều kiện nhà trường. Nhà trường lập kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp phòng học có kích thước phù hợp, có đủ ánh sáng, âm thanh, khuôn viên cho trẻ hoạt động; cung cấp tài liệu, giáo trình giúp giáo viên khai thác phục vụ cho công tác dạy học.

Giáo viên xây dựng môi trường làm việc thoải mái, cởi mở và thực hiện hoạt động dạy học thực tiển cho trẻ

Giáo viên xây dựng môi trường làm việc thoải mái, cởi mở và thực hiện hoạt động dạy học thực tiển cho trẻ

 

Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và vật chất trong việc soạn giáo án, khuyến khích giáo viên thiết kế đồ dùng dạy học đảm bảo chất lượng; giáo viên được hướng dẫn làm quen với công cụ, thiết bị, đồ dùng dạy học, khai thác hết chức năng của trang thiết bị đồ dùng dạy học giúp học sinh tương tác và hứng thú trong học tập.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, thu hút sự đóng góp của nhân dân, các mạnh thường quân, hội cha mẹ các trẻ, kinh phí Nhà nước, các khoản thu khác để mua mới và nâng cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong dạy học ở các trường.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy học cho trẻ, xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện tạo mối liên hệ, hợp tác với các đơn vị, tổ chức ngoài nhà trường; khảo sát nhu cầu, nguồn lực bao gồm vật lực và tài lực của nhà trường để dự báo, cân đối nguồn lực và xây dựng kế hoạch hợp tác với các lực lượng tổ chức liên quan phù hợp.

Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân trong nhà trường nhằm phát huy khả năng phối hợp thực hiện, cũng như khai thác hiệu quả các thế mạnh của mỗi đơn vị tổ chức hợp tác.

 

Chỉ đạo đội ngũ giáo viên thường xuyên phổ biến đến hội cha mẹ các trẻ về chương trình hoạt động dạy học của nhà trường, nhằm tạo thuận lợi trong việc chuẩn bị tham gia hỗ trợ; tăng cường phối hợp với các lực lượng tham gia hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động dạy học, thu hút kinh phí, chia sẽ kinh nghiệm thực hiện, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, chuyên đề.

hu thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan để kịp thời rút kinh nghiệm, hoàn thiện chương trình hoạt động dạy học cho trẻ.

Năm là, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học cho trẻ, nhà trường tập trung bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý các phương pháp, kỹ thuật, hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học cho trẻ mầm non, từng bước thay đổi thói quen của giáo viên cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá.

Hiệu trưởng phân công phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động dạy học cho trẻ trong nhà trường, tổ chức ghi nhận những thông tin, ý kiến phản hồi từ giáo viên, sự hứng thú trong học tập của trẻ, kết hợp với các lực lượng, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra đánh giá trong giờ lên lớp.

Phổ biến công khai kế hoạch, tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thông qua tiết dạy của giáo viên từ đầu năm học.

 

Hiệu trưởng cần chỉ rõ những mặt mạnh, những hạn chế thiếu sót trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học cho giáo viên và các bộ phận quản lý đề tìm biện pháp khắc phục phù hợp; kiến nghị với các cấp, chính quyền địa phương và phối hợp với cha mẹ các trẻ để trang bị, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngay từ đầu năm học.

NGUYỄN THỊ THANH TIÊN (Giáo viên Trường Mẫu giáo Bông Sen 1, huyện Hóc Môn)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm