Hà Nội lập 3 hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP
Thuê bao tăng giá trị nhiều lần sau khi đổi sang đầu số thần tài 079 / Dự báo thời tiết 28/9: Miền Bắc mưa to
Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Báo Công Thương |
UBND TP. Hà Nội cũng đã thông qua kế hoạch triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP năm 2018 - 2020. Theo đó, hệ thống được xây dựng liên ngành gồm y tế, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn và các quận, huyện, xã, phường, thị trấn nhằm tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý, cảnh báo cho cộng đồng.
Theo kế hoạch, hệ thống gồm điểm cảnh báo Trung tâm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Nội) để tiếp nhận, xử lý thông tin ở cấp thành phố từ 3 cấp gồm điểm cảnh báo cấp 1 thuộc Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các điểm cảnh báo cấp 2 tại phòng y tế quận, huyện, thị xã. Điểm cảnh báo cấp 1 sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin, tổ chức điều tra xác minh xử lý thông tin; tổng hợp thông tin, giám sát, thanh kiểm tra ATTP.
Điểm cảnh báo cấp 2 tại quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, sự cố về ATTP, tổ chức điều tra, xác minh và cung cấp đầy đủ thông tin trong lĩnh vực được phân công.
Điểm cảnh báo cấp 3 ở các xã, phường, thị trấn tại trạm y tế cung cấp thông tin sự cố về ATTP, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ATTP thường xuyên, đột xuất, xác nhận và cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra và báo cáo về điểm cảnh báo cấp 2.
Hình thức tiếp nhận thông tin có thể là truyền tin qua điện thoại, tin nhắn, email… Cán bộ tiếp nhận cần thông báo ngay tới hệ thống cảnh báo cấp trên trong vòng 2 giờ, điều tra, xử lý, báo cáo trong vòng 24 giờ đối với sự cố khẩn cấp về ATTP.
Để triển khai, các đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền đến người dân về hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP tại địa phương, huy động các lực lượng chức năng xử lý khi có sự cố ATTP, ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, các đơn vị thành lập đội phòng chống ngộ độc thực phẩm, đội đáp ứng nhanh xử lý các sự cố về ATTP và đưa ra kết quả xử lý vi phạm, cảnh báo cho cộng đồng.
Hà Nội đặt mục tiêu đến cuối năm 2018 số mẫu giám sát còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản trong rau, quả, chè; ô nhiễm vi sinh trong thịt; tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thịt, thủy sản nuôi giảm 10% so với năm 2017. Số cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tăng 10% so với năm 2017.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam