Hàng Việt chiếm ưu thế trong giỏ quà Tết
Thu ngân sách 1,69 triệu tỷ đồng, vượt gần 20% dự toán / Dự báo thời tiết ngày 20/12/2022: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, rét đậm kéo dài
Nhiều chuyên gia nhận định, sức mua sẽ khả quan và có xu hướng tăng mạnh so với 2 năm trước.
Các doanh nghiệp sản xuất thủy, hải sản chế biến, bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát... đều đặt mục tiêu sản lượng, doanh số cao. Ngoài ra, các công ty sản xuất, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm cũng đã hoàn tất khâu chuẩn bị để bảo đảm nguồn hàng cung cấp cho thị trường.
Hiện các hệ thống phân phối lớn cũng như siêu thị bán lẻ trong nước đều coi trọng các nhà cung ứng nội địa. Điều này thể hiện qua sự xuất hiện của lượnghàng Việtchiếm từ 80 - 90% trên kệ hàng, đặc biệt là sự góp mặt của hầu hết các nhãn hàng trong giỏ quà Tết.
Theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, hàng Việt đang ngày càng được lựa chọn nhiều bởi giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của các tầng lớp trong xã hội. Cùng với đó, chất lượng, mẫu mã ngày càng được nâng lên, phong phú về chủng loại… các mặt hàng được nhiều người lựa chọn nhất là nông sản, thời trang, hàng tiêu dùng.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, hàng Việt ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng do cơ bản có nguồn gốc, nhãn hiệu rõ ràng và chất lượng không kém hàng ngoại.
Theo báo cáo của các địa phương, việc dự trữ chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đã triển khai với lượng tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm trước và tập trung chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống/thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường...
Do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên giá các mặt hàng thiết yếu năm nay tăng nhẹ so với năm trước. Đặc biệt, người dân bắt đầu "mạnh tay" với việc chi tiêu cho mua sắm Tết, ước nhu cầu sẽ tăng khoảng 8 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng đặc sản vùng miền, hàng hóa chất lượng cao vẫn được người dân quan tâm mua sắm và tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo