Tin tức - Sự kiện

Hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi

DNVN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng bám sát diễn biến tình hình dịch tả lợn châu Phi để chỉ đạo các chi nhánh kịp thời thống kê dư nợ vay bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra.

Phát hiện 5 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Bình Phước / Quảng Trị tiêu hủy hàng trăm con lợn, Đắk Lắk xuất hiện thêm các ổ dịch tả lợn châu Phi mới

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản số 4666/NHNN-TD về việc hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hai do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Văn bản nêu rõ: Trước thực trạng dịch tả lợn châu Phi bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi lợn, ngày 18/6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi ở xã Định Long, huyện Yên Định, Thanh Hóa. (Ảnh: TTO)

Tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi ở xã Định Long, huyện Yên Định, Thanh Hóa. (Ảnh: TTO)

Để kịp thời nắm bắt dư nợ cho vay, dư nợ bị thiệt hại và kết quả triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi lợn, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước dư nợ cho vay, dư nợ bị thiệt hại và kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị thiệt hại về vốn vay đến hết ngày 20/6/2019.
Riêng các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch tả lợn châu Phi để chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch kịp thời thống kê dư nợ vay bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra; chủ động thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt đối với các cơ sở nuôi giữ, cung cấp con giống phát triển sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng nghiêm túc triển khai thực hiện.
Ngày 18/6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị 34-CT/TW ngày 20/5/2019.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, HTX sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hợp lý trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi lợn và phù hợp cho từng loại lợn.
Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ bằng 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31/12/2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.
Nghị quyết cũng nêu rõ các yêu cầu đối với các Bộ như Bộ Tài chính, Bộ TN & MT, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ... Đối với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ yêu cầu tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi và DN bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh tả lợn Châu Phi, đặc biệt hỗ trợ cho các cơ sở nuôi giữ đàn giống cụ kỵ, ông bà để cung cấp con giống phát triển sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 24/6/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 60 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bà Rịa Vũng Tàu và Lâm Đồng là 2 địa phương mới nhất vừa thông báo có ổ dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, chỉ còn 3 địa phương nữa chưa xuất hiện ổ dịch là Bến Tre, Ninh Thuận và Tây Ninh.

Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm