Tin tức - Sự kiện

Hỗ trợ phát triển BHYT hộ gia đình

Việc tăng mức hỗ trợ và quyền lợi được hưởng sẽ giúp phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Đây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cuộc sống an sinh, đồng thời thực hiện mục tiêu 100% người dân Việt Nam có thẻ BHYT.

Hà Nội rét đậm, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 11 độ C / Hoa Kỳ công bố hỗ trợ thúc đẩy triển khai năng lượng sạch tại Việt Nam

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến cuối tháng 11/2020, số người tham gia BHYT trên toàn quốc là 86,35 triệu người, đạt tỷ lệ khoảng 89,2% dân số tham gia BHYT. Dù số người tham gia BHYT đã tăng 418.600 người so với cuối năm 2019 nhưng tỷ lệ bao phủ này hiện còn thấp so với chỉ tiêu được giao.

Giảm mức đóng

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT đến năm 2020 phải đạt 90,7% dân số. Điều này đồng nghĩa với việc từ nay đến cuối năm 2020, toàn ngành BHXH sẽ phải phát triển thêm trên 1,7 triệu người tham gia BHYT.

BHYT-ho-gia-dinh-4486-1608104210.jpg

Đẩy mạnh phát triển BHYT hộ gia đình.

Vì vậy, nhiệm vụ của các địa phương là phải có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia BHYT. Theo bà Đinh Mai Hạnh, Phó trưởng ban Quản lý thu - sổ, thẻ (BHXH Việt Nam), BHYT hộ gia đình là hình thức BHYT bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo quy định, mức đóng BHYT hộ gia đình như sau: Mức đóng BHYT của người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Tham gia BHYT theo hộ gia đình giúp đề phòng rủi ro bệnh tật và giảm mức đóng so với mua lẻ.

Để phát triển BHYT hộ gia đình, nhiều địa phương cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ. Mới đây, HĐND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND về việc quy định mức hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách địa phương cho đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, đối với người thuộc hộ gia đình chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Ngoài mức hỗ trợ tối thiểu quy định của Chính phủ, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT cho đối tượng.

Đối với học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Ngoài mức hỗ trợ tối thiểu quy định của Chính phủ, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 3% mức đóng BHYT cho đối tượng. Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của tỉnh để hỗ trợ cho các đối tượng.

 

Thêm quyền lợi

Còn theo BHXH Việt Nam, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định từ năm 2021 sẽ triển khai chính sách thông tuyến tỉnh trong điều trị nội trú với khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng như đúng tuyến.

Hiện nay, những trường hợp đi KCB trái tuyến chỉ được quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương và 60% chi phí điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh. Sang năm 2021, người có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến ở các bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước thì mức hưởng BHYT sẽ được tăng từ 60% lên 100% đối với các đối tượng theo quy định.

Như vậy, sau 5 năm thông tuyến BHYT tuyến huyện, bắt đầu từ năm 2021, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục thông tuyến BHYT nội trú tuyến tỉnh trong toàn quốc. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT, có thẻ BHYT, không cần giấy chuyển viện mà vẫn được KCB và được bảo đảm quyền lợi tại các cơ sở KCB tuyến tương đương trên toàn quốc.

Để chuẩn bị cho sự thay đổi này, mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các đơn vị thúc đẩy việc thông tuyến BHYT, đồng thời tăng cường chất lượng KCB cho người dân, nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế.

 

Đại diện cơ quan BHXH Việt Nam cũng cho biết mức hưởng BHYT năm 2021 không thay đổi. Người dân KCB đúng tuyến được hưởng 100% tổng chi phí KCB nếu khám tại tuyến xã, hoặc chi phí KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở, hoặc có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến). Trong các trường hợp khác, người dân được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm