Tin tức - Sự kiện

Hỗ trợ tốt nhất cho học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Để hỗ trợ tốt nhất cho học sinh, sinh viên về vật chất và tinh thần trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã yêu cầu các đơn vị trong Bộ và các sở GD&ĐT cùng vào cuộc nghiêm túc.

Bộ Y tế: Khẩn trương rà soát người tiêm mũi 1, lập kế hoạch tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 / Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh, sinh viên đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Bộ GD&ĐT giao Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên tiếp tục tổ chức chương trình "Đồng hành cùng học sinh, sinh viên mùa COVID" trên fanpage https://www.facebook.com/cthssvvn để thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý, đào tạo kỹ năng học tập cho các em.

Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên sẽ là đầu mối, phối hợp với các đơn vị để tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp hảo tâm nhằm giúp đỡ học sinh, sinh viên gặp khó khăn vì dịch bệnh.

Dù học trực tuyến nhưng học sinh cũng cần hỗ trợ kịp thời các vấn đề về tâm lý - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Dù học trực tuyến nhưng học sinh cũng cần hỗ trợ kịp thời các vấn đề về tâm lý - Ảnh: VGP/Nhật Nam


Vụ Giáo dục thể chất xây dựng hệ thống bài tập vận động, các nội dung số liên quan để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, sinh viên các biện pháp tập luyện, tăng cường vận động nâng cao sức khỏe phòng, chống dịch.

Vụ Giáo dục đại học phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hảo tâm để hỗ trợ các sinh viên khó khăn, bảo đảm thực hiện tốt chương trình đào tạo.

Với các sở GD&ĐT, Bộ yêu cầu tham mưu với UBND địa phương về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch COVID-19. Các nhà trường phát huy vai trò của tổ tư vấn tâm lý, tổ công tác xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho học sinh các vấn đề về tâm lý, về an sinh khi học sinh cần hỗ trợ, giúp đỡ.

Ngoài ra, khuyến khích giáo viên, học sinh ghi các video clip chia sẻ kinh nghiệm hay trong việc phòng, chống dịch COVID-19, trong việc dạy và học ở điều kiện phòng chống dịch; các kỹ năng phòng chống xâm hại, bắt nạt qua mạng... Lựa chọn và đăng tải nội dung tốt lên các website, các fanpage, các ứng dụng trực tuyến, hệ thống tin nhắn của nhà trường để tuyên truyền và lan toả.

 

Hướng dẫn học sinh và kết nối, phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc sử dụng, khai thác kho dữ liệu, học liệu số, nền tảng số nhằm phục vụ cho quá trình học tập của học sinh. Hướng dẫn phụ huynh thường xuyên quan tâm, tạo các không gian thoáng, yên tĩnh, sử dụng phần mềm học tập trực tuyến... để giúp việc học tập hiệu quả và bảo đảm an toàn cho học sinh.

Tăng cường kết nối, trao đổi giữa các giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các môn học, cán bộ đoàn, đội... trong quá trình học sinh học trực tuyến để chia sẻ, hỗ trợ liên thông giữa nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị các đơn vị ký kết quy chế/chương trình phối hợp giữa cơ sở giáo dục với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể, các hội ở địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để các em có phương tiện tối thiểu đáp ứng việc học tập trực tuyến trong thời gian chưa thể tới trường vì dịch bệnh.

Đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, phải chủ động rà soát, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu sinh viên tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch, sinh viên (gồm cả sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế) đang ở nội trú tại ký túc xá nhà trường hoặc đang thuê trọ ở bên ngoài... để lên phương án thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời, cụ thể (cấp nhu yếu phẩm, hỗ trợ tài chính, miễn giảm học phí...) phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi nhà trường.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm