Tin tức - Sự kiện

Hơn 11.000 tỷ đồng phát triển Tây Nguyên

Các nguồn lực đầu tư của Đảng, Nhà nước đã giúp nhiều buôn làng vùng sâu Tây Nguyên khởi sắc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng cải thiện và ổn định hơn.

Cần có cơ chế tạm ứng vốn linh hoạt để rút ngắn thời gian thực hiện dự án / Đà Nẵng – Quảng Nam: Hạn hán, xâm nhập mặn sớm đe dọa sản xuất nông nghiệp

Những tỷ phú của buôn làng Tây Nguyên - Ảnh 2.
Ảnh minh họa
5 tỉnh Tây Nguyên có gần 37% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hơn 8,6%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Do đó 3 chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng .
Những năm qua, các nguồn lực đầu tư của Đảng, Nhà nước đã giúp nhiều buôn làng vùng sâu Tây Nguyên khởi sắc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng cải thiện và ổn định hơn.
"Bà con hăng hái làm cao su, cà phê, rồi tìm tòi học hỏi kỹ thuật đạt hiệu quả cao. Rồi họ tin tưởng công nghệ cao, phấn đấu thành sản phẩm OCOP tỉnh nhà, yên tâm sản xuất", Già làng SIU DEO, Làng Mook Đen 2, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai cho biết.
Ông A ĐE, Chủ tịch UBND xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum cho biết đặc biệt sẽ hỗ trợ hộ nghèo xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng từ cây trồng, nhất là cây dược liệu.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, song đến cuối năm 2022, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới của vùng Tây Nguyên chỉ khoảng 52%, thấp hơn bình quân chung của cả nước là 72%. Công tác giảm nghèo vẫn chưa bền vững.
Do vậy, việc triển khai sử dụng hiệu quả nguồn lực lớn từ 3 chương trình mục tiêu Quốc gia với trên 11.700 tỷ đồng, từ nay đến năm 2025 được các tỉnh Tây Nguyên xác định là nhiệm vụ trọng tâm, phục vụ công tác giảm nghèo, phát triển vùng dân tộc thiểu số.
"Khó khăn nhất tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao, nên chương trình có ý nghĩa rất lớn. Thứ nhất nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, điều kiện cơ sở hạ tầng, đời sống", ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nhấn mạnh
Các tỉnh Tây Nguyên đang nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó mở ra hướng giảm nghèo bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm