Tin tức - Sự kiện

Không ngừng học hỏi – yếu tố cần thiết định hướng công việc tương lai

DNVN - Phó chủ tịch Hội đồng Đại học RMIT (Úc) và các nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam đã cùng thảo luận về các xu hướng và đột phá đang định hình thế giới việc làm tương lai, tại sự kiện Tương lai của công việc trong Công nghiệp 4.0, tổ chức ngày 22/8 tại RMIT Việt Nam.

Đại học RMIT đứng thứ 3 trên thế giới về nghiên cứu blockchain / Trung tâm Chế tác công nghệ cao Đại học RMIT in thành công đĩa đệm cột sống 3D

Phó chủ tịch Hội đồng trường kiêm Giám đốc Đại học RMIT ông Martin Bean đã chia sẻ về tầm quan trọng thiết yếu của học tập trọn đời trong hỗ trợ sinh viên lèo lái những nghề nghiệp khác nhau mà các bạn đã và sẽ kinh qua với vô vàn các nhà tuyển dụng khác nhau. Ông khích lệ các bạn sinh viên thay đổi tư duy, xem những công việc mà các bạn đã làm qua như một bộ hồ sơ năng lực làm việc, và xem kiến thức cũng như kỹ năng các bạn có được như một loại tiền tệ.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, tại đó chúng ta cần phải học tập trọn đời và phải phát triển bộ hồ sơ năng lực kiến thức để có thể thể hiện bản thân một cách trọn vẹn trong thế giới việc làm”, ông nói.

Phó chủ tịch Hội đồng Đại học RMIT (Úc) và các nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam đã cùng thảo luận về các xu hướng và đột phá đang định hình thế giới việc làm tương lai.

Phó chủ tịch Hội đồng Đại học RMIT (Úc) và các nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam đã cùng thảo luận về các xu hướng và đột phá đang định hình thế giới việc làm tương lai.


Đại học RMIT, với chuyên môn và thế mạnh của mình, đã góp phần vẽ nên bức tranh rõ nét về những yêu cầu của công việc tương lai, những khuynh hướng đang nổi trong tuyển dụng cũng như những kỹ năng cần được tập trung phát triển. Trong tuần này, ông Martin Bean sẽ tham gia các cuộc hội đàm ở Hà Nội, nơi ông có cơ hội nâng cao vị thế độc đáo của trường và sự hiểu biết về những kỹ năng trong tương lai nhằm đóng góp vào các thảo luận quan trọng về chính sách.

Thông qua phần thảo luận nhóm, khách dự khán được nghe lời khuyên và ý kiến mới nhất từ Navigos Group, Nielsen Việt Nam, Michael Page Việt Nam và Đại học RMIT quanh các nội dung như việc làm được tạo ra, thay đổi và biến mất như thế nào.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế, 70% công việc ở Việt Nam đang có nguy cơ cao bị thay thế bởi những công việc khác hiện còn chưa định hình nên. Số hóa các ngành nghề truyền thống đang diễn ra rõ nét ở Việt Nam, đặc biệt là mảng chế tác - ngành đang dần chuyển đổi nhờ những công nghệ mới nhằm tạo ra những cơ hội hoàn toàn mới trong Công nghiệp 4.0.

Giám đốc Đại học RMIT - ông Martin Bean, người được phong tước Sĩ quan Hoàng gia Anh CBE (chính giữa) chụp ảnh cùng khách mời vàđại diện Đại học RMIT

Giám đốc Đại học RMIT - ông Martin Bean, người được phong tước Sĩ quan Hoàng gia Anh CBE (chính giữa) chụp ảnh cùng khách mời vàđại diện Đại học RMIT

 


Diễn giả tham gia phiên thảo luận đã trao đổi về những yêu cầu ngày càng cao với người lao động, đòi hỏi họ phải có kiến thức nền toàn diện, bộ kỹ năng mềm, và sự nhanh nhẹn để thích ứng và học hỏi kỹ năng mới trong suốt quá trình làm việc.

Báo cáo từ Deloitte và PwC dự báo đến năm 2030 hai trong số ba công việc sẽ đòi hỏi kỹ năng mềm rất cao, và người lao động cần nâng cao những kỹ năng mà tự động hóa không thể bắt chước được.

Giám đốc Sản phẩm và Kỹ thuật tại Navigos Group ông Oscar Lopez cho biết việc công việc mới vẫn đang được tạo ra trong khi những việc khác cũng đang dần biến mất là điều vừa thách thức vừa đầy hứng khởi. Nhằm chuẩn bị cho Công nghiệp 4.0, ông Lopez đề nghị các bạn sinh viên hãy “làm thân với công nghệ, thực hành tư duy phát triển, nâng cao sự nhanh nhẹn và luôn làm mới bản thân”.

Cô Huỳnh Bích Trân, Giám đốc Bộ phận Đo lường bán lẻ tại Nielsen Việt Nam đồng thời là cựu sinh viên RMIT Việt Nam, chú trọng thảo luận về những kỹ năng mềm mà sinh viên cần tập trung phát triển. Theo cô Trân: “Kỹ năng cứng có thể bồi đắp tùy vào công việc cụ thể nhưng có ba kỹ năng mềm mà các bạn sinh viên cần có. Bên cạnh những kỹ năng mềm ‘truyền thống’ như giao tiếp và làm việc nhóm, sinh viên còn cần có khả năng thích nghi với thay đổi cũng như tư duy hợp tác phát triển”.

Đại học RMIT nhận thức rõ ràng về những đột phá đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, thể hiện qua việc một lượng lớn người học đang chuyển qua các kênh giáo dục phi truyền thống như Coursera, Udemy và Udacity.

 

RMIT đi đầu trong việc kiến tạo cơ hội để người học có thể tiếp tục học hỏi không ngừng và có thể tích lũy những kỹ năng tương lai như một phần trong hành trình học tập trọn đời của họ.

RMIT đi đầu trong việc kiến tạo cơ hội để người học có thể tiếp tục học hỏi không ngừng và có thể tích lũy những kỹ năng tương lai như một phần trong hành trình học tập trọn đời của họ.


Ông Martin Bean chia sẻ rằng, “những kênh này đang đào tạo hơn mười triệu người và hồ sơ người học không thuần túy nằm trong nhóm sinh viên từ 18 đến 24 tuổi. Họ là những người dõng dạc tuyên bố rằng tôi cần học tập suốt đời. Tôi sẵn lòng tiếp tục học, tiếp tục thu thập chứng cứ cần thiết cũng như những chứng chỉ số, để có thể nâng cao hồ sơ năng lực làm việc của bản thân, nhờ đó tôi có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng tôi không ở yên một chỗ”.

Ông cũng cho biết RMIT đi đầu trong việc kiến tạo cơ hội để người học có thể tiếp tục học hỏi không ngừng và có thể tích lũy những kỹ năng tương lai như một phần trong hành trình học tập trọn đời của họ.Chứng chỉ microcredentials "các khóa học trực tuyến bổ sung kiến thức" của RMIT rất được sinh viên chào đón, vì các bạn có thể chính thức ghi nhận những kỹ năng sống và năng lực các bạn tích lũy được bên cạnh chương trình học chính khóa,

“Chúng tôi đang hỗ trợ chuyển đổi bằng cấp sang bộ hồ sơ năng lực học tập bằng cách hợp tác với doanh nghiệp trong ngành, và cho mọi người một cách để họ trở lại trường và làm mới kỹ năng của bản thân”. Ông nói.

 

Hoài Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo