Tin tức - Sự kiện

Khuyến cáo thủy điện lưu vực Vu Gia – Thu Bồn không xả nước đón lũ, để hạ lưu Đà Nẵng – Hội An ứng phó bão số 13

Theo TS Lê Hùng (Khoa Xây dựng Thủy điện – Thủy lợi, ĐH Bách khoa Đà Nẵng), do bão số 13 đi dọc biển miền Trung nên không có mưa lớn ở thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn, không gây lũ trên lưu vực. Các hồ chứa thủy điện không nên xả nước đón lũ, để nước rút hẳn ở Hội An (Quảng Nam) - Hoà Tiến (Đà Nẵng) nhằm ứng phó gió bão, mưa lớn ở vùng hạ lưu

Xây dựng sản phẩm du lịch golf kết hợp du lịch biển mang đặc trưng và đẳng cấp Đà Nẵng / Đà Nẵng: Yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị ứng phó bão số 13 trước 15h ngày 13/11

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Đà Nẵng cho hay, lúc 9h sáng nay 13/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT sẽ tổ chức họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão số 13 (bão Vamco) do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì. Tại đầu cầu Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Kỳ Minh sẽ chủ trì với sự tham dự của lãnh đạo các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP.

Dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia lúc 5h sáng 13/11 về hướng di chuyển của bão số 13

Dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia lúc 5h sáng 13/11 về hướng di chuyển của bão số 13

Trước đó, trong bản tin lúc 5h sáng nay 13/11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục nhận định bão số 13 sẽ tiếp cận bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế vào sáng sớm 15/11 với sức gió cấp 10 (93km/h) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Theo nhận định của TS Lê Hùng (Khoa Xây dựng Thủy điện – Thủy lợi, Đại học Bách khoa Đà Nẵng), sau nhiều ngày có dự báo khác biệt so với nhiều cơ quan dự báo khí tượng thủy văn quốc tế, đến 6h sáng nay 13/11, Hệ thống Dự báo Khí tượng Toàn cầu của Hoa Kỳ (GFS) cũng đưa ra mô hình dự báo bão số 13 hướng ra khu vực Quảng Trị - Quảng Quảng Bình.

“Như vậy mô hình GFS cuối cùng cũng đưa ra dự báo bão số 13 sẽ đi dọc biển miền Trung và hướng ra khu vực Quảng Trị - Quảng Bình chứ không phải đi vào khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi như dự báo của họ trước đó. Tuy nhiên khi đi vào khu vực biển Quảng Trị - Quảng Bình thì sức gió giảm dần, bão sẽ giảm cấp so với thời điểm hiện nay!” – TS Lê Hùng nhận định.

Cùng thời điểm, theo dự báo của Hải quân Mỹ, đến sáng nay 13/11, bão số 13 đang di chuyển trên Biển Đông với sức gió 75KTS (tương đương 138,9km/h). Ngày 14/11, khi vào đến khu vực biển Quảng Trị - Quảng Bình, bão sẽ giảm cấp xuống còn 60KTS (tương đương 111,1km/h), và qua ngày 15/11 thì giảm còn 20KTS. Khu vực Đà Nẵng – Huế cũng nằm trong vùng ảnh hưởng theo hướng di chuyển của bão.

“Qua phân tích các mô hình dự báo của trong và ngoài nước có thể thấy khu vực Đà Nẵng - Hội An sẽ bị ảnh hưởng bão số 13 từ khoảng 10h trưa 14/11 cho đến tối cùng ngày. Tốc độ gió giật khi qua Đà Nẵng lớn nhất cũng hơn 90 km/h, theo mô hình Windy là 93 km/h, đối chiếu tốc độ gió thì ở Đà Nẵng sẽ có gió giật khoảng cấp 9 - 10, gió lớn sẽ tăng dần từ 10h trưa đến tối, lớn nhất là khoảng chiều tối” – TS Lê Hùng nhận định.

Ông lưu ý, với gió giật cấp 9 – 10 thì Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam) cần chuẩn bị công tác ứng phó tương đương với trận bão số 9 (bão Molave) hồi cuối tháng 10 vừa rồi, trong đó cần đặc biệt lưu ý gió giật liên tục trong thời gian dài để tránh rơi vào tình trạng mất cảnh giác khi thấy có những thời điểm tưởng như lặng gió, ngưng gió.

Đặc biệt, TS Lê Hùng nhận định: “Do cơn bão số 13 này di chuyển dọc khu vực biển miền Trung nên không có mưa lớn ở thượng nguồn và sẽ không gây ra lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (Quảng Nam). Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn không nên xả nước đón lũ, để khu vực Hội An (Quảng Nam) - Hoà Tiến (Đà Nẵng) nước rút hẳn nhằm phục vụ công tác phòng chống bão, mưa lớn ở vùng hạ lưu!”.

Bản tin lúc 5h sáng nay 13/11 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, hồi 04h cùng ngày, vị trí tâm bão số 13 ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 04h ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 04h ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 04h ngày 16/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 104,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào; sức gió mạnh nhất giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm