Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới
Cẩn thận sập bẫy lừa đảo khi chốt đơn mua hàng công khai trên mạng xã hội / Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc các dự án điện khí, thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi
Khắc phục hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành
Những năm gần đây Kiểm toánNhà nước ngày càng chú trọng kiểm toán việc triển khai Chương trình nông thôn mới, thông qua đó phát hiện những vướng mắc, bất cập để kịp thời kiến nghị chấn chỉnh; kiến nghị hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình đang được triển khai. Năm 2015 là năm đầu tiên Kiểm toánNhà nước thực hiện kiểm toán Chương trình Nôngthôn mớigiai đoạn 2010 - 2014 theo một chuyên đề riêng nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực đối với việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
Cuộc kiểm toán đã tập trung đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, việc phối hợp của các cơ quan trung ương, địa phương trong tổ chức thực hiện Chương trình, đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ nguồn lực của Chương trình Nôngthôn mớicho các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, tính tuân thủ pháp luật, tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của số liệu tổng hợp quyết toán nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương bố trí trực tiếp cho Chương trình giai đoạn 2010 - 2014.
Theo lãnh đạo Kiểm toánNhà nước chuyên ngành II - đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán cho biết, để thực hiện được mục tiêu đặt ra, công tác kiểm toán đã tập trung vào các nội dung chủ yếu như: kiểm toán công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình Nôngthôn mới, cụ thể là sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện, việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình vàviệc đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình Nôngthôn mới.
Ngoài ra, các đoàn kiểm toán cần chú trọng kiểm toán việc xây dựng cơ chế, chính sách, hướng dẫn xây dựng các đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đặc biệt là các đề án “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, đề án “Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội”, đề án “Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”, đề án “Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn”, đề án “Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”.
Qua kết quả kiểm toán, các đoàn kiểm toán đã đề xuất các giải pháp chủ yếu khắc phục hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình Nôngthôn mới, kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính-kế toán như: sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến Chương trình Nôngthôn mớinhằm sử dụng nguồn vốn tiết kiệm, hiệu quả.
Trên cơ sở những kết quả đạt được từ các cuộc kiểm toán trước, tại cuộc kiểm toán Chương trình Nôngthôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Kiểm toánNhà nước đã tập trung vào các nội dung kiểm toán bao gồm: Việc quản lý và sử dụng kinh phí của Chương trình; việc tuân thủ chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước; công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp thực hiện Chương trình; tình hình thực hiện mục tiêu Chương trình; tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của Chương trình Nôngthôn mới.
Nghiêm túc tiếp thu kiến nghị kiểm toán
Qua kiểm toán, Kiểm toánNhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 145.728 triệu đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai quy định 46,3 triệu đồng; thu hồi kinh phí thừa 36.724 triệu đồng; giảm thanh toán 6.597 triệu đồng; bố trí vốn nângsách địa phươnghoàn trả cho chương trình 102.360 triệu đồng; kiến nghị xử lý khác 307.259 triệu đồng, trong đó chủ yếu là điều chỉnh không tổng hợp vào quyết toán kinh phí của Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 298.932 triệu đồng.
Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm toán của Kiểm toánNhà nước, cũng như tiếp nhận kết quả kiểm toán, đại diện Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôncùng các địa phương cho biết, những kết quả được Kiểm toánNhà nước chỉ ra là phù hợp, đúng với thực tế triển khai của địa bàn vừa qua; đồng thời cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu, thực hiện theo kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Chia sẻ về những khó khăn trong triển khai Chương trình, ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết,hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình ở cấp trung ương chậm ban hành. Một số địa phương còn lúng túng, chậm ban hành các văn bản cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về Nôngthôn mớigiai đoạn 2021 - 2025 theo phân cấp và triển khai các Chương trình chuyên đề. Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025 còn chậm.
Mô hình tổ chức và cơ chế làm việc của Văn phòng Điều phối Nôngthôn mớicấp tỉnh ở các địa phương có sự khác nhau, chưa có sự thống nhất. Cán bộ làm công tác xây dựng Nôngthôn mớicấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng đến việc tham mưu triển khai, theo dõi, tổng hợp thực hiện Chương trình ở cơ sở. Kết quả đạt chuẩn xã Nôngthôn mớicủa một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn; đặc biệt đến nay còn 16 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh còn “trắng xã Nôngthôn mới”; chưa có huyện thuộc danh sách các huyện nghèo được công nhận đạt chuẩn Nôngthôn mới.
Công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm; việc xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế…
Theo Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ sẽ nghiêm túc xem xét các vấn đề được Kiểm toánNhà nước chỉ ra, cũng như kiến nghị, đề xuất của địa phương. Để đạt mục tiêu Chương trình đến năm 2025 cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩnnông thôn mới; ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩnnông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựngnông thôn mới và 60% số thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩnnông thôn mới; việc triển khai thực hiện Chương trìnhNông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 sẽ tập trung thực hiện 7 giải pháp trọng tâm.Trong đó đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân về thực hiện xây dựngnông thôn mới gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thônLê Minh Hoan đề nghịcác địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền,thay đổi tư duy, nhận thứccho người dân về xây dựngnông thôn mới, đặc biệt phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị.
Các bộ, ngành Trung ương, các địa phương tiếp tụcrà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựngnông thôn mới nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế; huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựngnông thôn mới; từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nông thôn…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giao lưu văn hoá nghệ thuật thắt chặt tình hữu nghị Đà Lạt – Chuncheon
Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn
Đà Nẵng đang trở thành trung tâm logistics quan trọng của miền Trung
Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Thu ngân sách vượt 6,3% dự toán năm 2024