Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
Dalat Spring Concert mang huyền thoại âm nhạc thế giới biểu diễn thường niên tại Đà Lạt / Đà Nẵng rộn ràng chào đón Giáng sinh và năm mới 2025
Theo đó, hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đóng góp đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD, tăng 16,7%; cá tra mang về 2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Ở nhóm hải sản, mặc dù, gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu nhưng xuất khẩu cá ngừ vẫn cán đích 1 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Các loại cá khác đóng góp 1,9 tỷ USD; xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt 662 triệu USD; cua, ghẹ và giáp xác khác đạt 335 triệu USD, tăng gần 62% so với năm 2023.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Vasep cho biết, mục tiêu trọng tâm củangành thuỷ sản năm 2024 làđưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hồi phục trở lại mức 10 tỷ USD,trong bối cảnh lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm.
Ngoài ra, xung đột Nga - Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới tiếp tục làm xáo trộn thương mại toàn cầu; trong đó, có thị trường thủy sản. Hệ lụy đã làm chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản tăng cao gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản.
Mặc dù, đối diện với nhiều khó khăn thách thức, nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt và sự quyết tâm, ngành thủy sản Việt Namđã hoàn thành mục tiêu đề ra.Trên bản đồ xuất khẩu thuỷ sản thế giới, Việt Nam hiệnlà quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.Đâylà minh chứngchothấy ngành thủy sản đang đi đúng hướng trong việc phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.Cũnglà cơ sở đểngành thủy sản Việt Nam kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônđánh giá cao nỗ lực của cộng đồng các doanh nghiệp và nông dân, ngư dân trong toàn ngành thủy sảnđãhoàn thành cácchỉ tiêu,kế hoạch sản xuất và xuất khẩu thủy sản năm 2024,tiếp tụckhẳng định vị thế của thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới.
Theoông Phùng Đức Tiến, năm 2025 đặt ra những thách thức mới đối với ngành thủy sản;trong đó, việc giải quyết thẻ vàng IUU, thích ứng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trườngvà các rào cản từ thị trườnglà vấn đề cần sự đồng lòng của cả hệ thống từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nông ngư dân. Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu lạc quan như: nguồn nguyên liệu được cải thiện và thị trường xuất khẩu tiếptụcđược mở rộng.Đặc biệt, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam ngày càng thể hiện rõ năng lực, trình độ chế biến sâu, sản phẩm chất lượng cao. Đó là những nền tảng giúpngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD trong năm 2025, và tiến tới mục tiêu 11 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônđề nghị hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông ngư dân trong ngành thủy sảnthực hiện tốtcác quy định về an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ trong chuỗi sản xuất, chế biến theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn của đối tác, khách hàng.
Song song đó, tích cựcliên kết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tiếp tục nâng cao tỷ trọng các mặt hàng cógiá trị gia tăngcao. Ngoài các thị trường truyền thống nhưTrung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU... doanhnghiệp, hiệp hộicần tập trung xúctiến thương mại, gia tăng mức độ hiện diện tại sang thị trường mới nhiều tiềm năng như: Trung Đông, thị trườngHalal,châu Phi nhằm đa đạng hóa khách hàng, thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất