Kinh tế tháng 11 tiếp tục đà tăng trưởng
Thoái vốn nhà nước tại 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025 / Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đúng hạn nợ lãi và gốc
Một trong những nội dung được quan tâm theo dõi nhất có lẽ lạm phát. Theo đó, bình quân 11 tháng năm nay, CPI chỉ tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước, tức là mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay dưới 4% chắc chắn sẽ đạt được.
Về tăng trưởng, thương mại dịch vụ vẫn là điểm nhấn nổi bật nhất trong bối cảnh tăng trưởng công nghiệp có phần chậm lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng vừa rồi ước đạt hơn 514 nghìn tỷ đồng, tăng tới 17,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lượng khách quốc tế tiếp tục tăng vượt trội 23,2% so với tháng trước, lên tới 596,9 nghìn lượt.
Kinh tế tháng 11 tiếp tục đà tăng trưởng. Ảnh minh họa.
Về khu vực kinh tế đối ngoại, con số FDI thực hiện 11 tháng là mức cao nhất cùng kỳ 5 năm qua, ước đạt 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ. Còn cán cân thương mại hàng hoá tháng 11 tiếp tục xuất siêu, với sự khởi sắc đáng chú ý của nhóm ngành nông nghiệp, giúp con số xuất siêu từ đầu năm đạt 10,6 tỷ USD.
Với những con số vừa nêu, tổng thu ngân sách 11 tháng đã lên tới 116% dự toán năm, dù vẫn còn 1 tháng nữa.
Nhiều doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm
Cũng theo con số của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 dù chậm lại nhưng vẫn ước tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng qua, tình trạng mất việc làm xuất hiện cục bộ tại một số địa phương do nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng phải thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra chủ yếu ở các ngành thâm dụng lao động. Thực tế, nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn tăng cao ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí minh, quý IV năm nay, thành phố cần hơn 43.000 vị trí làm việc. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng ở khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 33%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo