Lâm Đồng: Doanh nghiệp bị phạt nặng do vi phạm quy định về bảo hiểm xã hội
Lâm Đồng: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp / Lâm Đồng: Buộc tháo dỡ 20 căn nhà xây dựng trái phép trên đất rừng
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội đối với Công ty cổ phần Hiệp Phú (người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị; trụ sở công ty tại Cụm công nghiệp Gia Hiệp, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng).
Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: VH)
Lý do bị xử phạt là vì doanh nghiệp này đã chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho 8 lao động theo quy định.
Với các hành vi vi phạm trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã áp dụng hình thức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp này với tổng số tiền là 122.338.000 đồng.
Ngoài ra còn buộc Công ty Hiệp Phú phải truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng là hơn 379 triệu đồng, cùng số tiền lãi phát sinh do chậm đóng là hơn 68 triệu đồng.
Bên cạnh đó, còn buộc công ty phải lập thủ tục hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho 8 lao động đang làm việc tại đây theo quy định.
“Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp không tự giác chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp”, quyết định xử phạt do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phan Văn Đa ký, nêu rõ.
Được biết, Công ty cổ phần Hiệp Phú được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2002 chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm Bentonite. Ngoài ra đơn vị còn có chức năng sản xuất các loại vật liệu khoáng sản phi kim loại; khai thác chế biến và kinh doanh các loại khoáng sản thông thường; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời điểm bão Yinxing đổ bộ vào Biển Đông, xuất hiện ngay trong tuần này?
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công gặp hai bất cập lớn