Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu thịt heo sang Myanmar
Bỉ cam kết thúc đẩy nền nông nghiệp sạch ở Việt Nam / Kinh nghiệm hay cho ngành chăn nuôi heo sẽ được chia sẻ tại VIETSTOCK 2018
Theo ông Dương, thành tựu trên có thể chứng minh được sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam hoàn toàn có thể đi ra các nước. Đồng thời, điều đó cũng chứng minh năng lực quản lý, đặc biệt là sự triển khai hoạt động của người chăn nuôi Việt Nam hòa nhập và phát triển cùng với thế giới.
Ông Nguyễn Xuân Dương đánh giá, sản phẩm chăn nuôi năm 2018 được giá. Phần lớn các sản phẩm của ngành chăn nuôi ra đời và tăng trưởng mạnh. Trong đó, chăn nuôi heo tăng 0,9%, đạt 3,8 triệu tấn. Chăn nuôi gia cầm tăng 6,5%, đạt 1,1 triệu tấn. Trứng đạt 11,5 tỷ quả, tăng 11%. Sữa đạt 1 triệu tấn, cán đích trước hai năm so với định hướng chiến lược của năm 2020.
Nhiều thương hiệu nước ngoài trong ngành chăn nuôi thủy sản đem công nghệ mới đến triển lãm Vietstock 2018 (ảnh MH).
Tuy nhiên, đại diện Cục Chăn nuôi nhìn nhận vẫn còn một số tồn tại và bất cập của ngành chăn nuôi Việt Nam.
"Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi nhằm có thể bán nhiều hơn trong nước, kết nối cung cầu. Với 3 triệu hộ chăn nuôi heo, 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm. Mỗi hộ tự nuôi thì biết bán cho ai, bán cho thị trường nào? Chắc chắn chúng ta sẽ không có ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Do vậy, Vietstock 2018 hy vọng mang đến cơ hội kết nối công nghệ, giải pháp, nâng cao năng lực chế biến và tổ chức thị trường của ngành chăn nuôi Việt Nam”, ông Dương chia sẻ.
Ngày 17-10, triển lãm Vietstock 2018 khai mạc, thu hút gần 370 gian hàng của các đơn vị đến từ 45 quốc gia trên thế giới. Sự kiện mang đến cho ngành chăn nuôi cơ hội áp dụng công nghệ 4.0, kết nối công nghệ, giải pháp, nâng cao năng lực chế biến và tổ chức thị trường cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo