Liên kết các “mắt xích” - Chìa khóa để du lịch Việt phát triển bền vững
Hợp tác nâng cao năng lực logistics tại thành phố Huế / Đà Nẵng: Một số hướng dẫn đối với thí sinh thi vào lớp 10
Giá vé máy bay tăng mạnh dịp 30/4. So với ngày thường, mức giá trên đang cao gấp 3 lần. So với cùng kỳ năm 2022, giá vé trên cao hơn 5%. Mức giá vé tăng cao khiếndu lịchViệt Nam có nguy cơ giảm sức cạnh tranh, khả năng liên kết để tạo tour hấp dẫn khó thực hiện.
Việt Nam mở cửa đón khách sau COVID-19 sớm nhất khu vực nhưng lượng khách chỉ bằng 1/3, thâm chí chỉ bằng 1/2 so với các nước khác
Du lịch Việt Nam thiếu cạnh tranh về giá và sản phẩm
Một kỳ nghỉ lễ dài đang đón đợi nhiều du khách nội địa. 5 ngày cho kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là một cơ hội lý tưởng để nghỉ ngơi, nhưng giá vé máy bay nội địa đợt này lại cao hơn hẳn so với cùng kỳ. Cục Hàng không Việt Nam đã phải yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam thực hiện nghiêm việc niêm yết; công bố, công khai giá bán theo quy định trên các kênh phân phối, đảm bảo triển khai bán vé theo đúng mức giá kê khai, không được vượt giá trần.
Dù vậy, vì mức giá vé cao này, trước đó nhiều du khách đã chuyển hướng sang lựa chọn tour du lịch nước ngoài. Xu hướng này sẽ làm giảm sức hút bền vững của du lịch Việt Nam.
Là những người có chung sở thích du lịch, một nhóm bạn trẻ lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới. Tham khảo trên một số trang bán vé trực tuyến, chặng khứ hồi Hà Nội - Phú Quốc trong ngày đi và khung giờ mong muốn có giá tới trên 13 triệu đồng. Trải nghiệm mới mẻ, giá cả phải chăng luôn là những tiêu chí được đặt ra trước chuyến đi. Sức hấp dẫn của các tour nước ngoài khiến nhóm bạn này không thể bỏ qua.
Du khách tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
"Mức giá lưu trú 3 sao, 4 sao, 5 sao tại Việt Nam và nước ngoài không chênh nhau nhiều", chị Nguyễn Thu Hương, Mê Linh, Hà Nội, cho biết.
Sau đại dịch, đối với khách quốc tế, trung bình chi tiêu tại Việt Nam khoảng 117,8 USD/ngày, trong đó, phần lớn chi trả các khoản cơ bản như vé máy bay, lưu trú, ăn uống, đi lại, còn chi phí tham quan, mua sắm rất ít.
Các doanh nghiệp lữ hành khá khó khăn để xây dựng sản phẩm du lịch mới trong nước so với việc tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài.
"Hạn chế về tuyến điểm, thứ hai là các hoạt động, thứ ba là dịch vụ cũng như giá cả", bà Phạm Thị Bích Ngọc, Phó Tổng Giám đốc công ty Du lịch Vietrantour, cho hay.
Đến thời điểm này, tỷ lệ đặt phòng dịp lễ 30/4 - 1/5 tại nhiều cơ sở lưu trú trong nước vẫn rất thấp, đặt ra câu hỏi về sự liên kết giữa các "mắt xích" trong việc tạo nên những sản phẩm hấp dẫn, cạnh tranh về giá cả so với các tour du lịch nước ngoài.
"Ở các nước trong khu vực, họ rất thành công trong việc liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau, tạo ra những gói, sản phẩm dịch vụ làm hài lòng, hấp dẫn khách du lịch", TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Du lịch, thông tin.
Một hãng lữ hành đã xây dựng và bán thành công một tour khách đoàn đi Trương Gia Giới, Trung Quốc với giá hơn 14 triệu đồng/người, cho 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5, trọn gói chi phí và dịch vụ, trong khi chỉ riêng vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Phú Quốc dịp này đã hơn 13 triệu đồng.
Dù du lịch nội địa bùng nổ với hơn 100 triệu lượt khách, nhưng 1 năm sau mở cửa, Việt Nam mới đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế, bằng 70% kế hoạch. Trong khi đó, Singapore là 6,3 triệu lượt khách quốc tế, Indonesia là 5 triệu lượt khách quốc tế. Các nước trên đều vượt mục tiêu đề ra.
Trong mối liên kết giữa các ngành nghề kinh doanh, vận chuyển hàng không hiện đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phục vụ khách du lịch tại Việt Nam. Trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch, 70 - 80% đi bằng đường hàng không.
Hiện khách du lịch đến Phú Quốc giảm mạnh do giá vé máy bay tăng cao. Hiệp hội Du lịch Kiên Giang kiến nghị UBND tỉnh, cùng các đơn vị có liên quan, với mong muốn được sự quan tâm, hỗ trợ nhằm điều chỉnh giá vé máy bay để thu hút lượng khách đến với địa phương trong thời gian tới.
Liên kết chuỗi giá trị du lịch
Tại các quốc gia có ngành du lịch phát triển, việc liên kết chuỗi giá trị du lịch cực kỳ chặt chẽ và chuyên nghiệp. Các dịch vụ liên kết cao độ nhằm phục vụ khách hàng từ khi bước chân ra khỏi nhà, đến điểm điểm tham quan, giải trí, du lịch, sau đó quay trở về nhà.
Hạt nhân của liên kết chuỗi giá trị du lịch tại Nhật Bản là các hợp tác xã, các hiệp hội du lịch vùng, địa phương. Dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hiệp hội đều xây dựng quy định rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng của chuỗi cung ứng du lịch. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch Nhật Bản đều nằm trong các hiệp hội hoặc hợp tác xã nào đó.
Tại Trung Quốc, mô hình phổ biến là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương và doanh nghiệp lớn làm hạt nhân để xây dựng chuỗi liên kết giá trị du lịch. Du lịch Trung Quốc thường đưa ra các sản phẩm độc đáo, đa dạng như du lịch văn hóa truyền thống, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch phong tục dân gian… Đi cùng mỗi sản phẩm là chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng du lịch tương ứng.
Tại nhiều quốc gia khác, như châu Âu, coi sản phẩm du lịch giống như sản phẩm công nghiệp, tức là cần phải tổ chức một chuỗi cung ứng nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch, bao gồm từ hàng không, lữ hành, lưu trú, điểm đến… Liên kết giá trị trong du lịch góp phần tạo ra sức cạnh tranh cho du lịch vùng và ngành du lịch quốc gia.
Dù du lịch nội địa bùng nổ với hơn 100 triệu lượt khách, nhưng 1 năm sau mở cửa, Việt Nam mới đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế, bằng 70% kế hoạch. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Thời kỳ vàng son năm 2019, doanh thu từ du lịch đã từng đạt xấp xỉ 33 tỷ USD, đóng góp trực tiếp 9,2% GDP. Thống kê cho thấy, mức chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam gấp khoảng 11 lần so với khách nội địa.
Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay, tổng thu dự kiến khoảng 650.000 tỷ đồng. Đây được kỳ vọng là trụ cột vững chắc thúc đẩy tiêu dùng nội địa, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khi dự báo tác động tiêu cực của thế giới còn kéo dài. Chính bởi vậy, đây là lúc chúng ta cần quyết tâm hơn bao giờ hết để cải thiện ngay chuỗi liên kết các sản phẩm du lịch. Có như vậy, du lịch Việt Nam mới thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh