Tin tức - Sự kiện

Mở rộng hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19

Thủ tướng yêu cầu tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Số F0 tăng cao, TP Hồ Chí Minh đề xuất Bộ Quốc phòng hỗ trợ đến hết năm 2021 / Thủ tướng: Phải kiên trì thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Chiều tối nay (2/12), Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn.

Ông Trần Văn Sơn cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ, ngành, địa phươngthực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp đã đề ra, nhất là tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mở rộng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủcung cấp thông tin tới báo chí. (Ảnh: Báo Tin tức/TTXVN)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủcung cấp thông tin tới báo chí. (Ảnh: Báo Tin tức/TTXVN)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh: Về phòng, chống dịch COVID-19, các thành viên Chính phủ nhận định, Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được xây dựng, ban hành và triển khai rất kịp thời, đúng hướng, sát thực tế, hiệu quả và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Chính phủ đã chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 của Bộ Y tế; đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện. Đến nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tạo được lòng tin cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.

Cùng với kiểm soát dịch bệnh, mở cửa từng bước nền kinh tế, các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, các hoạt động xã hội dần được nối lại trong điều kiện thường mới, tình hình KT-XH chuyển biến tích cực và tiếp tục khởi sắc. Nổi bật là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng 11 tăng 0,32% so tháng 10; 11 tháng tăng 1,84% so cùng kỳ, thấp nhất từ 2016. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất tiếp tục duy trì mặt bằng thấp.

Sản xuất công nghiệp được phục hồi ở hầu hết các địa phương, nhất là khu vực phía Nam; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 5.5% so với tháng trước, 11 tháng tăng 3,6%. Nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt gần 600 tỷ USD, tăng 22,3%, trong đó xuất khẩu tăng 17,5%; tháng 11 là tháng thứ 3 liên tiếp xuất siêu, góp phần vào kết quả 11 tháng xuất siêu 225 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11 tăng 6,2% so tháng trước.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng 44,6% và tăng 38% về vốn, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng 10; 11 tháng có 146.100 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động.

Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông tin, công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đến nay đã hỗ trợ hơn 28 triệu đối tượng theo Nghị quyết 68, với tổng kinh phí giải ngân gần 29 nghìn tỷ đồng,.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, nhiều khó khăn, thách thức vẫn đang ở phía trước, nhất là dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường (số ca lây nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng những ngày qua); việc bảo đảm các cân đối lớn và giữ ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lạm phát chịu sức ép từ giá nguyên nhiên vật liệu, chi phí logistics tăng cao; giải ngân vốn đầu tư công chậm; nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực khôi phục lại sản xuất kinh doanh nhưng vẫn gặp khó khăn do thiếu lao động, nguyên liệu và vốn...

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm