Chuyên gia Pháp khuyến nghị Hà Nội phát triển đô thị dựa vào các trục giao thông như Hong Kong, Singapore
Từ tháng 9, các đợt ô nhiễm không khí nặng có thể diễn ra / TP.HCM sẽ cắt điện cơ sở gây ô nhiễm?
Chiều ngày 30/1/2021, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Hội thảo khoa học với chủ đề “ Tác động môi trường của giao thông đô thị”. Sự kiện có sự tham gia ông Yann Maublanc (chuyên gia thuộc công ty tư vấn Espelia, Pháp) và ông Vincent Szaleniec (thuộc cơ quan quản lý giao thông vùng Ile-de, Pháp).
Hai chuyên gia Pháp ông Yann Maublanc và ông Vincent Szaleniec đã tập trung trình bày các vấn đề liên quan đến tác động của giao thông tới chất lượng không khí và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; Đặc điểm của giao thông đô thị tại Hà Nội: Các chính sách về giao thông đô thị của Hà Nội; Các giải pháp giao thông bền vững khi xây dựng đô thị; Cách làm cho giao thông công cộng thu hút hơn và hướng tới các phương thức di chuyển bằng phương tiện cá nhân có động cơ có trách nhiệm, thân thiện với môi trường hơn.
Theo ông Yann Maublanc, tác động của giao thông tới chất lượng không khí và chất thải nhà kính là thách thức chung với tất cả các đô thị trên thế giới. Riêng Thủ đô Hà Nội của Việt Nam thì thách thức này lớn hơn rất nhiều vì Hà Nội là một thành phố đang rất phát triển về cả kinh tế, xã hội. Hơn nữa chất lượng không khí của Hà Nội đang có sự xuống cấp nghiêm trọng và được đánh giá là một trong những thành phố ô nhiễm không khí rất lớn.
Ông Yann Maublanc - Chuyên gia thuộc công ty tư vấn Espelia, Pháp.
Trong bài phát biểu của mình ông đã đưa dẫn chứng giai đoạn 2005-2015 tại vùng Île-de-France (Pháp), ông Maublanc cho biết, lượng phát thải NOX (khí thải nhóm oxit nitơ) giảm 37%, riêng phát thải từ giao thông là 32%. Bên cạnh đó, lượng bụi mịn gây tử vong với 50.000 ca/năm tại đây cũng giảm tới 36%.
"Các kết quả có được không phải do giảm lượng xe lưu thông trên đường, mà đến từ việc tăng số lượng xe sử dụng động cơ mới, xe điện", ông Maublanc cho hay.
Bên cạnh đó, ông Yann Maublanc cho biết ở Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng nhất hiện tại là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM10. Tuy nhiên, theo nghiên cứu các chỉ số về chất lượng không khí ở Hà Nội biến động theo mùa. Vào mùa đông chất lượng không khí ô nhiễm hơn so với các mùa còn lại đặc thù điều kiện thời tiết của mùa này làm cho tỉ lệ bụi mịn, ô nhiễm không khi tập trung ở trung tâm Hà Nội mà không thóa ra được.
Về ngắn hạn, chuyên gia quy hoạch Maublanc cho rằng Hà Nội có những con phố nhỏ, sử dụng ô tô hạn chế, trở ngại nhưng cũng là lợi thế để phát triển giao thông công cộng và phương tiện đi lại không động cơ,khó quy hoạch tuyến xe buýt nhanh hoặc tàu điện ngầm. Vì vậy, ông cho rằng, Hà Nội nên khuyến khích, xe máy điện, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng vận hành rất rẻ. Tuy vậy, hệ thống đường sắt đô thị (metro) và các tuyến xe buýt kết nối mới là giải pháp tối ưu giảm kẹt xe, giảm ô nhiễm môi trường... về lâu dài.
Toàn cảnh Hội thảo khoa học "Tác động môi trường của giao thông đô thị".
Ông Maublanc cho rằng dư địa triển khai các mô hình giao thông công cộng (xe buýt, metro) và giao thông không sử dụng động cơ (xe đạp) còn rất lớn. Do Hà Nội mật độ dân số đông, tỉ lệ người sở hữu xe hơi/đầu người thấp (8,26%)...
Ông Maublanc cho hay, Hà Nội và vùng Île-de-France có nhiều điểm chung: Đều là vùng thủ đô, có lịch sử, mật độ dân số cao…
Ông Maublanc khuyến nghị Hà Nội nên phát triển đô thị dựa vào các trục giao thông đô thị (Transit Oriented Development - TOD) như Hong Kong, Singapore… Chẳng hạn, TOD tại Hong Kong thể hiện qua xây dựng một khu dân cư xung quanh một bến tàu. Hiện tại ở Hà Nội, TOD không được coi là kế hoạch, định hướng phát triển giao thông Hà Nội, ông kỳ vọng Hà Nội có thể coi đây là phương án để phát triển giao thông của mình.
"Tại Pháp, TOD có nguyên tắc là tăng mật độ dân cư xung quanh nhà ga, bến tàu. Chúng ta phải luôn làm giao thông trước, sau đó mới phát triển dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng khác", ông Maublanc nói.
"Hà Nội là thành phố lớn, dân số đông nên hệ thống metro từ 5 đến 6 tuyến mới đủ phục vụ nhu cầu người dân. Hệ thống BRT tại Hà Nội hiện tại chưa thành công trọn vẹn do chỉ chạy vòng ngoài thủ đô, không đi vào trung tâm khiến nhiều người dân không quan tâm. Cơ quan chức năng cần có giải pháp để phát huy tác dụng của tuyến", ông Maublanc nhấn mạnh.
Hà Nội nên học tập kinh nghiệm bên cạnh việc áp thuế cao với các phương tiện phát thải nhiều khí gây ô nhiễm môi trường song song với việc khuyến khích, thậm chí thưởng cho người dân đi xe đạp, xe điện.
"Ở góc độ kinh tế, hệ thống giao thông đô thị tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư, cải thiện cuộc sống người dân", ông Vincent Szaleniec cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo