Môi trường

Công nghệ xanh, hoá học xanh là chìa khoá để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

DNVN – Theo Giáo sư Bryan Brooks, với thực trạng về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như hiện nay chính là cơ hội để khoa học công nghệ và môi trường kết hợp với nhau để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn. Công nghệ xanh, hoá học xanh là chìa khoá để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Rà soát hoàn thiện hệ thống các chủ trương, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường / Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ có nhiều sáng kiến bảo vệ môi trường

Cần áp dụng công nghệ để giảm thiếu tác động với môi trường

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp. Chất lượng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi hiện đang bị suy giảm nghiêm trọng nhất là những khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.

Có thể nói, kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của nước ta.

Theo thống kê, trên cả nước hiện nay, riêng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn mỗi ngày. Trong đó, riêng khu vực đô thị chiếm hơn 60%. Đến 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng thêm 10-15% mỗi năm. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày có thêm 7000-9000 tấn rác thải.

Công nghệ xanh, hoá học xanh là chìa khoá để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Công nghệ xanh, hoá học xanh là chìa khoá để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Mới đây, tại hội thảo “Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khoẻ con người: Thách thức và giải pháp”, khi đánh giá về mức độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, Giáo sư Bryan Brooks, Đại học Baylor, bang Texas cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức cùng với những quốc gia khác trên thế giới. Chẳng hạn vấn đề môi trường đô thị hoá, thay đổi cơ cấu hạ tầng liên quan đến đất đai và môi trường… Tuy nhiên Giáo sư Bryan Brooks cũng đưa ra nhận định, đây không hẳn là vấn đề tiêu cực mà là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển theo hướng bền vững.

“Chìa khoá cho vấn đề này là làm thể nào để tận dụng tối đa cơ hội cũng như làm thế nào để có thể áp dụng công nghệ vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Vì vậy chúng ta phải tìm cách để giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiễm để đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội và bảo vệ sức khoẻ của con người”, Giáo sư chia sẻ.

Còn theo Giáo sư Clifford Shultz, Đại học Loyola, Chicago, bang Illinois, dưới góc nhìn của một nhà kinh tế học, giáo sư cho rằng đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để phát triển. Hiện nay, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu.

“Chúng ta nên nhìn nhận đây là những thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân cũng như cho đất nươc Việt Nam”, Giáo sư Clifford Shultz nhấn mạnh.

 

Nói về lợi thế của Việt Nam trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn, Giáo sư Clifford Shultz cho rằng, “nếu như thực hiện được điều này, Việt Nam sẽ xây dựng được hình ảnh là một quốc gia có trách nhiệm với môi trường. Như vậy sẽ thu hút được nhiều khách du lịch và nhà đầu tư đến với Việt Nam. Từ đó, nó sẽ giúp xây dựng thương hiệu của Việt Nam là một quốc gia phát triển bền vững”.

Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, không có một công nghệ nào có thể xử lý được rác thải theo tiêu chuẩn của Việt Nam nếu như không phân loại rác thải tại nguồn. Nước ta đang đứng trước bài toàn khó cả về công nghệ xử lý rác thải và phân loại rác thải. Nói về vấn đề này, Giáo sư Bryan Brooks cho rằng, với thực trạng hiện nay, đây chính là cơ hội để khoa học công nghệ và môi trường kết hợp với nhau để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn.

“Công nghệ xanh, hoá học xanh là chìa khoá để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”, Giáo sư Bryan Brooks nhấn mạnh.

Lợi ích trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn.

Lợi ích trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn.

 

Cần có tiêu chuẩn môi trường đặc thù cho Việt Nam

Cũng tại sự kiện, chia sẻ về cách thức để các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường dễ dàng đi vào cuộc sống, theo Giáo sư Hoàng Chung Thẩm, các tiêu chuẩn về môi trường của nước ta hiện nay hầu hết đều dựa trên tiêu chuẩn môi trường của các nước và đã có một số thay đổi nhất định. Tuy nhiên sự thay đổi này chưa hoàn toàn dựa trên các nghiên cứu khoa học về môi trường Việt Nam.

“Do đó, việc có một tiêu chuẩn môi trường đặc thù giúp bảo vệ môi trường Việt Nam thì không còn cách nào khác chúng ta phải xây dựng một tiêu chuẩn môi trường dựa trên điều kiện môi trường của Việt Nam. Bộ Tài nguyên và môi trường nên làm trong thời gian sắp tơi để có thể áp dụng Luật môi trường một cách hiệu quả”, Giáo sư nhất mạnh.

Cũng theo giáo sư, mục tiêu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nước ta đã đề ra rất rõ. Nhưng để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường 1 cách hiệu quả thì Việt Nam cũng cần làm rất nhiều. Không chỉ từ phía quản lý mà người dân cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, giải quyêt vấn dề môi trường phải mang tính đồng bộ từ đơn vị quản lý đến người dân.

 

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm