Môi trường

Vĩnh Long: Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long

DNVN - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long có khả năng tập trung từ ngày 17-22/3 tới. Tại Vĩnh Long, để ngăn mặn tràn vào, tỉnh này đã cho đóng cống Vũng Liêm và các cống khác thuộc hệ thống thuỷ lợi Nam Măng Thít.

"Giảm thuế để giảm giá xăng dầu không phải vì lợi ích bộ ngành nào" / Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đất đai phải có quy định thống nhất trong một bộ luật

Cống Vũng Liêm và cống Cái Tôm là 2 công trình thủy lợi lớn phục vụ tưới tiêu cho tỉnh Vĩnh Long và một phần đất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích hơn 28.000 ha chủ yếu là trồng lúa và cây ăn trái.

Những ngày qua độ mặn đo được tại vàm Nàng Âm là 1‰, vàm Vũng Liêm 0,5‰ (thuộc xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm). Đây là độ mặn đã vượt ngưỡng cho phép.

Để đảm bảo ngăn mặn phục vụ sản xuất, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT và Tổ vận hành cống Vũng Liêm thực hiện việc đóng cống Vũng Liêm và cống Cái Tôm. Khi nước ròng mỗi ngày cống Vũng Liêm được phép mở 1 lần, mỗi lần mở 1 tiếng đồng hồ để lưu thông thủy. Đối với cống Cái Tôm sẽ đóng suốt thời gian này, khi độ mặn giảm dưới 0,5‰ sẽ có thông báo sau.

Hệ thống cống chống xâm nhập mặn tại Vĩnh Long.

Hệ thống cống chống xâm nhập mặn tại Vĩnh Long.

Hiện các địa phương ven biển khác như Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu cũng đã vận hành hệ thống thuỷ lợi ứng phó với đợt xâm nhập mặn này.

Theo các chuyên gia nhận định, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020. Trong thời kỳ xâm nhập mặn tăng cao vào cuối tuần, các địa phương cần hạn chế tưới tiêu nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.

Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm