Tin tức - Sự kiện

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tuân thủ tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

DNVN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo lộ trình.

Ngân hàng siết cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán / Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút dòng vốn

Bám sát chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ

Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN, năm 2022, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, tạo điều kiện một cách tối đa cho doanh nghiệp (DN), người dân tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng; qua đó, góp phần duy trì thanh khoản cao cho nền kinh tế.

NHNN sẽ bám sát chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ, tiếp tục đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị tiền Đồng, tỷ giá cũng như quản lý tốt thị trường ngoại tệ và thị trường vàng.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN.

Đồng thời, ông Tú cho rằng, NHNN sẽ tiếp tục tập trung vốn cho DN, đặc biệt hỗ trợ DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19; hướng dòng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tạo điều kiện khai thác tối đa những nguồn lực trong nền kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng để góp phần thực hiện được những chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ hiện nay.

Cần đạo luật pháp lý cao hơn Nghị quyết 42

Cũng theo ông Tú, để kiểm soát và tránh dòng vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản (BĐS) và chứng khoán, NHNN tiếp tục theo chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên, cần thiết; đặc biệt là cung ứng dòng vốn để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và khắc phục khó khăn cho hệ thống.

Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đưa vào lĩnh vực có độ rủi ro cao (như: BĐS, chứng khoán, trái phiếu của những DN không đảm bảo độ an toàn) thông qua khung khổ quản lý và tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát.

Cần đạo luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị quyết 42
Đối với lĩnh vực BĐS(tín dụng liên quan đến nhà ở cho xã hội, nhu cầu mua bán nhà ở thực tế cần thiết của người dân), dòng vốn này vẫn được quán xuyến, tiếp tục tăng cường nguồn vốn. Còn lại những lĩnh vực có thể dẫn đến đầu cơ, đẩy giá BĐS, gây hiện tượng “nóng” hay “bong bóng” sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, theo Phó Thống đốc, NHNN sẽ yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo lộ trình.

Lộ trình này giảm theo từng thời kỳ: 1/1/2020 đến hết 30/9/2020: 40%; 1/10/2020 đến hết 30/9/2021: 37%; 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022: 34% và từ 1/10/2022 trở đi là 30%.

Vừa qua, giữa tác động của dịch bệnh, NHNN đã lùi thời gian áp dụng tỷ lệ này để tạo điều kiện cho thanh khoản hệ thống. Còn sắp tới, lùi nữa hay không thì sẽ phải cân nhắc. Hiện NHNN đang xem xét lại việc cơ cấu lại các khoản nợ đến hạn mà DN chưa trả nợ được. Vì ở đây cũng có một phần bản chất đó là đang kéo dài thời gian của các khoản tín dụng ngắn hạn.

Ông Tú nhấn mạnh, sau một thời gian triển khai thí điểm, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành (Nghị quyết 42) đã đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết lượng nợ xấu rất lớn. Nếu như không có dịch thì Nghị quyết 42 cũng góp phần giúp ngành ngân hàng thực hiện được các mục tiêu xử lý các khoản nợ xấu trước đây.

“Trong điều kiện còn nhiều tác động tiêu cực như hiện nay, nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, rất cần đạo luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho ngành ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng có liên quan xử lý vấn đề nợ xấu dễ a

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm