Tin tức - Sự kiện

Ngăn ngừa, ứng phó với các bệnh truyền nhiễm liên quan đến biến đổi khí hậu

Sáng nay (7/6) đã diễn ra Lễ khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận Một sức khỏe trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường" tại thành phố Cần Thơ.

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7 / Nhiều sự kiện hấp dẫn, kỳ vọng hút khách tại lễ hội “Tận hưởng Đà Nẵng 2024”

Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Sở Y tế thành phố Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức nhằm nâng cao năng lực cấp tỉnh/thành phố trong việc phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó trước các bệnh truyền nhiễm mới nổi liên quan đến biến đổi khí hậu. Tham dự sự kiện có ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ, bà Aler Grubbs - Giám đốc USAID Việt Nam, bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam và đại diện các sở, ban, ngành của thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang.

Việt Nam là quốc gia có nguy cơ cao về xuất hiện và tái xuất hiện các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Nguy cơ này càng gia tăng do Việt Nam dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm thay đổi mô hình mưa, xâm nhập mặn và các sự kiện thời tiết và thiên tai thường xuyên hơn và dữ dội hơn, dẫn đến sự gia tăng tiếp xúc giữa động vật hoang dã, gia súc và con người và do đó làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh. Lũ lụt và bão ngày càng gia tăng cũng có nguy cơ gây thiệt hại cho hạ tầng y tế địa phương và tác động đến khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân, gây ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát dịch bệnh của đội ngũ cán bộ y tế.

Ngăn ngừa, ứng phó với các bệnh truyền nhiễm liên quan đến biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Lũ lụt và bão ngày càng gia tăng cũng có nguy cơ gây thiệt hại cho hạ tầng y tế địa phương và tác động đến khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân.

Sáng kiến ​sẽ được triển khai tại Cần Thơ và An Giang, là hai địa phương dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua tham vấn với các bên liên quan tại địa phương, trong đó có các doanh nghiệp và hội phụ nữ, sáng kiến ​​sẽ thử nghiệm các mô hình cấp tỉnh nhằm tăng cường khả năng ứng phó "Một Sức Khỏe" liên quan đến biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực: sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường. Các hoạt động dự kiến triển khai bao gồm nâng cấp các cơ sở y tế ban đầu để hỗ trợ cung cấp các dịch vụ y tế liên tục khi xảy ra các sự kiện thời tiết cực đoan, tăng cường các dịch vụ y tế từ xa và trang bị tốt cho các cơ quan chức năng cũng như hệ thống y tế địa phương để tăng khả năng sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Ngăn ngừa, ứng phó với các bệnh truyền nhiễm liên quan đến biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại sự kiện.

"Hạn hán, xâm nhập mặn và bão ngày càng gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác cũng như lây lan các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Dự án sẽ hỗ trợ các cơ quan chính quyền, cộng đồng và các đối tác khác ở Cần Thơ và An Giang phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng thời nhận thức rõ mối liên quan chặt chẽ giữa sức khỏe con người với sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường" - bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại sự kiện.

Hoa Kỳ là đối tác cam kết của Việt Nam trong nỗ lực giải quyết các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm đã tồn tại từ lâu cũng như mới nổi, phù hợp với các ưu tiên chung của hai nước trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm