Tin tức - Sự kiện

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7

Xuất phát từ thay đổi tiền lương cơ sở, từ ngày 1/7 tới đây sẽ có nhiều thay đổi với chính sách BHYT mà người dân cần biết.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030 / Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thông tin về cơ cấu khoản thu trong giá vé máy bay

Dưới đây là tổng hợp những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình.

Thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ căn cước

Theo quy định tại điều 22, Luật Căn cước, thông tin thẻ BHYT sẽ được tích hợp theo đề nghị của công dân vào thẻ căn cước cấp từ ngày 1/7.

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1-7- Ảnh 1.

Nhiều loại giấy tờ trong đó có thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ Căn cước.

Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Theo đó, khi tích hợp thông tin thẻ BHYT vào thẻ căn cước, người dân có thể dùng thẻ căn cước để khám, chữa bệnh và thực hiện các thủ tục về BHYT.

Người dân được tích hợp thông tin thẻ BHYT vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên

Từ ngày 1/7 thực hiện cải cách tiền lương. Do đó, từ thời điểm này sẽ có hướng dẫn mới về mức đóng cũng như mức hưởng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên.

Cụ thể, mức đóng BHYT hộ gia đình theo tháng như sau:

 

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

 

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

 

Thay đổi mức đóng BHYT, mức hưởng chi phí khám chữa bệnh

Hiện nay, mức đóng BHYT được tính theo mức lương cơ sở; người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh với chi phí thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định.

Mức lương cơ sở đang áp dụng tại thời điểm này là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 104/2023/QH15, Quốc hội đã chính thức thông qua thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, bãi bỏ chế độ tiền lương tính theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm