Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc 'tỷ đô'
An toàn điện hạt nhân - Bài cuối: Hiện thực hóa nền kinh tế carbon thấp / Đà Nẵng: Kiến nghị cấp phép cho các bến còn lại của cảng Tiên Sa đón tàu du lịch
Sáng gày 13/12, tại “thủ phủ dừa” Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
Diễn đàn nhằm thúc đẩy kết nối giữa các bên trong chuỗi giá trị dừa, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân nắm bắt các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu như Trung Quốc. Đồng thời hướng tới tăng cường hợp tác, minh bạch thông tin và phát triển bền vững ngành dừa Việt Nam.
Giống dửa sáp Trường Đại học Trà Vinh tại không gian trưng bày của diễn đàn.
Hiện nay ngành dừa Việt Nam với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Những bước tiến tích cực như việc Mỹ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa. Riêng với thị trường Trung Quốc, hiện là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi… Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.
Vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.
Nhận định về cơ hội và thách thức tại thị trường này, ông Nguyễn Phong Phú - Giám đốc kỹ thuật Công ty Vina T&T Group đánh giá, thị trường Trung Quốc đem đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức.
Theo ông Phú, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa. Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương. Việt Nam là quốc gia có sản lượng dừa lớn, đặc biệt từ Bến Tre và các tỉnh miền Tây, đảm bảo khả năng cung cấp ổn định cho thị trường.
“Tuy nhiên, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn như: ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giữ giá hợp lý.
Ngoài ra, các đơn vị Trung Quốc thuê các xưởng nhỏ đóng gói xuất khẩu, các xưởng đó không đảm bảo an toàn thực phẩm và không có mã cơ sở đóng gói vẫn làm hàng xuất đi Trung Quốc và các thị trường khác, ảnh hưởng đến các công ty đầu tư bài bản và đầy đủ các giấy tờ thủ tục cho xuất khẩu”, đại diện Công ty Vina T&T Group lo lắng, đồng thời góp ý, việc tối ưu hóa chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thông tin về đề án phát triển cây dừa của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực, mục tiêu, đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000 - 210.000 ha; vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 - 175.000 ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích 16.000 - 20.000 ha, còn lại 9.000 - 15.000 ha được trồng tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ…
Việc chuyển giao các giống dừa mới vào sản xuất như: dừa Xiêm xanh bầu, dừa Mã Lai, dừa Dứa... đến năm 2030, trên 30% diện tích dừa được sản xuất theo quy trình GAP và tương đương. Diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng đạt khoảng 30%. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng xen (ca cao, cây ăn quả...), nuôi xen (thủy sản, gia cầm...) với trồng dừa để tăng giá trị trên diện tích đất sản xuất; với vườn dừa nuôi xen, cần phải được quản lý theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Kết hợp xây dựng không gian phát triển vườn dừa với du lịch sinh thái miệt vườn, ẩm thực, gắn với xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương; vùng ĐBSCL tại các tỉnh (Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng...), vùng Duyên Hải Nam Trung bộ tại các tỉnh (Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa...). Phát triển các làng nghề, các cơ sở sản xuất, chế biến dừa phục vụ du lịch; xây dựng các chương trình du lịch tham quan làng nghề, tham quan cơ sở sản xuất các sản phẩm từ dừa, giới thiệu quy trình và hoạt động sản xuất; tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.
“Đặc biệt, diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa” sẽ trở thành cầu nối chiến lược trong chuỗi giá trị dừa, để các bên liên quan cùng nhau nắm bắt cơ hội hợp tác, đổi mới phương thức sản xuất và tận dụng tối đa các tiềm năng từ thị trường trong và ngoài nước, đưa ngành dừa Việt Nam vươn lên, sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô”, bà Thủy Kỳ vọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
NÓNG: Những biển số xe máy chỉ được sử dụng đến 2025, nhiều người tá hỏa vội vã đi đổi biển số
Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc 'tỷ đô'
Sân bay Đà Nẵng sẵn sàng phục vụ lượng chuyến bay tăng cao dịp Tết 2025
Đà Nẵng: Đặc sắc phiên chợ đón giáng sinh, chào năm mới 2025
Sắp có thể mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu qua VNeID
Chạy đua thời gian giải ngân vốn đầu tư công