Nghệ An: Chủ tịch xã giả mạo chữ ký “ăn chặn” tiền hỗ trợ lúa của dân
3 nhân viên cây xăng 199 Minh Khai thừa nhận gian lận của khách…170.000 đồng / Quảng Nam: Hỗ trợ thuyền trưởng một tàu cá bị tai biến ở biển Hoàng Sa
Ngày 12/4, thông tin từ cơ quan chức năng Quế Phong cho biết: UBND huyện Quế Phong đã mở cuộc họp bất thường để bãi nhiệm chức vụ ông Nguyễn Hồng Châu - Chủ tịch UBND xã Quế Sơn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) vì những vi phạm như lập khống chứng từ, giả mạo chữ ký để “ăn chặn” gần 70 triệu đồng tiền hỗ trợ lúa bị bệnh của dân.
Bên cạnh đó, Huyện ủy Quế Phong cũng đã có quyết định kỷ luật với hình thức “cách tất cả các chức vụ trong Đảng” đối với ông Nguyễn Hồng Châu.
Liên quan đến những sai phạm trên, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy xã Quế Sơn - cũng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời bị điều chuyển qua làm Chủ tịch UBMT TQ xã.
Huyện ủy Quế Phong cũng kỷ luật với hình thức khiển trách đối với Phó Bí thư Thường trực và kế toán xã này. Ngoài ra, tập thể Ban thường vụ Đảng ủy xã Quế Sơn cũng nhận hình thức kỷ luật tương tự.
Thông tin nhà chức trách cho biết, vào năm 2009, trên địa bàn huyện Quế Phong xuất hiện bệnh lùn sọc đen trên lúa. Tại xã Quế Sơn, hơn 60 ha diện tích lúa và ngô trồng trên đất lúa buộc phải tiêu hủy. Huyện Quế Phong sau đó quyết định hỗ trợ người dân xã này gần 160 triệu đồng cho số diện tích lúa và ngô bị tiêu hủy.
Được biết, thời điểm đó, ông Nguyễn Tiến Dũng đang là Chủ tịch UBND xã Quế Sơn, còn ông Nguyễn Hồng Châu là Phó Chủ tịch UBND xã này. Tuy nhiên, sau khi được phân công đi nhận tiền hỗ trợ cho người dân từ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông Châu đã lập 2 bộ chứng từ. Trong đó một bộ giả mạo chữ ký, hợp thức hóa chứng từ để rút tiền và quyết toán với số tiền gần 160 triệu đồng.
Một bộ chứng từ khác, ông Châu cho người dân ký thực nhận chưa đầy 90 triệu đồng. Trong bộ chứng từ này, xã đã tự ý giảm diện tích lúa và ngô của người dân bị tiêu hủy đồng thời giảm định mức hỗ trợ lúa từ 400 đồng/m2 xuống còn 200 đồng/m2. Với hình thức đó, số tiền gần 70 triệu đồng “bị thất lạc” từ đó đến nay.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh của nhân dân, huyện Quế Phong đã yêu cầu ông Nguyễn Hồng Châu phải bồi hoàn lại số tiền này để chi trả cho người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?